Điều kiện về năng lực hành vi dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các điều kiện kết hôn theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 06 38 01 03 (Trang 53 - 57)

7. Kết cấu của khóa luận

2.3. Điều kiện về năng lực hành vi dân sự

Điểm c khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 về điều kiện kết hôn quy định: “Không bị mất năng lực hành vi dân sự”.

Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 “Khi một

người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”.

Như vậy, một người sẽ không được kết hôn nếu họ bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của

mình và bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Quy định này nhằm đảm bảo cho yếu tố về sự tự nguyện khi kết hôn của hai bên nam nữ, như đã phân tích ở trên. Thứ hai là do xuất phát từ yêu cầu thực tế, một người bị tâm thần hoặc không làm chủ được hành vi của

mình thì ngay cả bản thân mình họ còn không tự làm chủ được, vậy làm sao có thể đảm đương được các nghĩa vụ phát sinh khi đã xác lập quan hệ vợ chồng, làm chủ gia đình? Việc chăm sóc gia đình, con cái, bố mẹ, xã hội và thực hiện các giao dịch dân sự là điều không thể, như vậy không thể đảm bảo được cuộc sống, hạnh phúc gia đình, đi ngược lại với mục đích của hôn nhân. Còn về mặt pháp lý, nhiều trường hợp bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng ngoài những lúc phát bệnh, họ vẫn có khả năng nhận thức được xung quanh, nhận thức những việc mình đang làm, nhưng khi đã bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật dân sự, giao dịch của họ đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Như vậy cũng là rất khó khăn cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân họ, khi đã kết hôn, các nghĩa vụ đó còn khó khăn và quan trọng hơn rất nhiều. Về

mặt y học, theo nghiên cứu và kết luận của các nhà khoa học, bệnh tâm thần là bệnh có thể di truyền, do đó nếu những người mắc bệnh tâm thần kết hôn và sinh con thì nhiều khả năng bệnh sẽ di truyền sang đời con, điều này mang đến nhiều tác động tiêu cực, trước hết là cho bản thân đứa trẻ sinh ra, được sống nhưng không nhận thức được xung quanh, làm chủ bản thân, tương lai mù mịt và sẽ còn khổ hơn nữa nếu bố mẹ của đứa trẻ cũng bị bệnh không thể chăm sóc được cho con. Thứ hai là ảnh hưởng đến cuộc sống của người thân cả về tinh thần, vật chất và những trở ngại trong sinh hoạt, học tập, công việc. Thứ ba là làm tăng thêm gánh nặng cho xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng dân số.

hôn không được mất năng lực hành vi dân sự là cần thiết cả về mặt khoa học, xã hội, là quy định bổ trợ cho điều kiện kết hôn về sự tự nguyện, thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật và sự quan tâm của nhà nước đến đời sống nhân dân, đến chất lượng dân số quốc gia.

Tuy nhiên, điểm bất cập nằm ở chỗ, quy định này của Luật HN&GĐ được quy định đi liền, hay nói cách khác là không thể tách rời với quy định tại Điều 22 của Luật dân sự về người bị “mất năng lực hành vi dân sự”. Theo quy định tại Điều 22 thì một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự, nếu không có quyết định này của Tòa án thì một người dù có đầy đủ các biểu hiện của bệnh tâm thần và có kết luận của bác sĩ về bệnh tâm thần, nhưng nếu không có một quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự thì họ vẫn có thể có quyền kết hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện khác của pháp luật, đó là trường hợp một người bị tâm thần nhưng có những lúc phát bệnh, có những lúc không phát bệnh, nếu họ đi đăng ký kết hôn vào những lúc không phát bệnh, có biểu hiện bình thường, thể hiện sự tự nguyện của mình tại nơi đăng ký kết hôn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn hoàn toàn có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn cho họ. Ngay cả khi họ bị phát hiện mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không làm chủ được hành vi tại cơ quan đăng ký kết hôn, mà người có thẩm quyền coi như mình không biết, thì người mắc bệnh vẫn đáp ứng được điều kiện kết hôn về năng lực hành vi dân sự. Rõ ràng nếu không có người có quyền và lợi ích liên quan nào, cơ quan, tổ chức nào gửi yêu cầu đến Tòa án để Tòa xác thực và tuyên bố một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì họ vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của điều kiện kết hôn về việc không bị mất năng lực hành vi dân sự. Kết hôn, xây dựng gia đình là quyền, cũng là mong muốn, ước mong chính đáng

của con người nhưng quyền này, mong ước chính đáng này phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định điều kiện kết hôn đối với một người là họ “không bị mất năng lực hành vi dân sự” với những ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, nhân văn rất lớn, nhưng quy định này lại chưa đủ chặt chẽ về mặt pháp lý để việc áp dụng trong thực tiễn được dễ dàng, đạt hiệu quả theo đúng mục đích của nó. Đây là một điểm bất cập của pháp luật, để đạt được hiệu quả áp dụng theo đúng tinh thần của điều luật thì cần thiết phải xây dựng văn bản hướng dẫn áp dụng chi tiết, chặt chẽ hơn đối với trường hợp điều kiện kết hôn về năng lực hành vi dân sự quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014.

Luật HN&GĐ năm 1959 đã từng quy định cấm những người loạn óc mà chưa chữa khỏi kết hôn (Điều 10), và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã từng quy định cấm những người đam mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình kết hôn (Điều 7), thay vì quy định đòi hỏi người muốn kết hôn phải có năng lực hành vi dân sự như Luật HN&GĐ năm 2014. Luật HN&GĐ năm 2014 trên cơ sở kế thừa và phát huy những điểm tích cực của pháp luật về hôn nhân và gia đình 1959, 1986, 2000 và nhằm bổ sung những hạn chế còn tồn tại, nhưng phải chăng sự thay đổi về điều kiện kết hôn, quy định người muốn kết hôn “không bị mất năng lực hành vi dân sự” là một sự thay đổi chưa hợp lý?

Luật hôn nhân hiện hành của Trung Quốc không có quy định về điều kiện kết hôn đối với năng lực hành vi dân sự của một người. Nhưng có một điểm giống với pháp luật Việt Nam là pháp luật Trung Quốc cũng cấm những người đang mắc các bệnh liên quan đến tâm thần kết hôn. So với tinh thần của điều luật tại điểm c khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 về yêu cầu những người kết hôn không bị mất năng lực

hành vi dân sự, thì là giống nhau, nhưng về mặt hình thức, nhà làm luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các điều kiện kết hôn theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 06 38 01 03 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)