7. Kết cấu của khóa luận
2.4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trƣờng hợp cấm kết hôn
chung với quy định các trường hợp bị cấm kết hôn, cụ thể hơn là các bệnh bị cấm kết hôn, với một quy trình, thủ tục đăng ký kết hôn chắc chẽ, đảm bảo đáp ứng cuộc kiểm tra y tế trước hôn nhân mới được cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký kết hôn. Quy định như vậy khắc phục được bất cập hiện tại của pháp luật Việt Nam đối với việc không cho phép những người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không làm chủ được hành vi của mình kết hôn, đáp ứng được mục đích của quy định với các giá trị kinh tế, xã hội, nhân văn to lớn. Đây là điểm tiến bộ, khoa học hơn của pháp luật Trung Quốc so với pháp luật Việt Nam, chúng ta cần học hỏi, tiếp thu và áp dụng linh hoạt phù hợp. Nội dung về quy định cấm kết hôn đối với người đang mắc bệnh liên quan đến tâm thần kết hôn sẽ được tác giả nêu, phân tích và đánh giá cụ thể hơn ở mục các trường hợp cấm kết hôn.
2.4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trƣờng hợp cấm kết hôn hôn
Điểm d khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”. Theo đó, các điểm a,
b, c và d khoản 2 Điều 5 có nội dung như sau:
“2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
2.4.1. Kết hôn giả tạo
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, “Kết
hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”.
Về mặt hình thức, kết hôn giả tạo vẫn đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kết hôn nhưng về mục đích thì không đảm bảo, bởi cơ sở của những cuộc hôn nhân này không phải là tình yêu giữa hai bên nam nữ và việc kết hôn của họ không nhằm hướng đến mục đích xác lập quan hệ vợ chồng, xây dựng gia đình hạnh phúc mà chỉ nhằm lợi dụng kết hôn để nhằm vào các mục đích khác như xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài... và có thể họ sẽ rất nhanh chóng ly hôn khi đã đạt được mục đích.
Trên hình thức là một cuộc hôn nhân, những đôi nam nữ kết hôn giả tạo thường có thỏa thuận ngầm với nhau nhằm thực hiện mục đích của cả hai bên, phổ biến là mục đích ban đầu xuất phát từ một người, sau đó người này “thuê” người khác kết hôn với mình và sẽ trả cho họ một khoản tiền hay trao đổi với họ bằng một lợi ích nào đó. Ví dụ, chị A, vì muốn được xuất cảnh sang Mỹ, đã tìm hiểu, làm quen và “thuê” anh D - hiện đang là người Việt Nam định cư tại Mỹ kết hôn với mình để được bảo lãnh sang Mỹ. Đổi lại, chị A sẽ trả cho anh D một khoản tiền. Đợi sau khi đã đạt được mục đích, hai người sẽ làm thủ tục ly hôn với nhau, trong thời gian chưa ly hôn, thì quan hệ vợ chồng chỉ là quan hệ về mặt
pháp lý, chứ bản thân hai người hoàn toàn không có quan hệ vợ chồng về thực chất, trong sinh hoạt, đời sống. Một mục đích phổ biến nữa của kết hôn giả tạo đó là để đi xuất khẩu lao động, thường những cô gái có nhu cầu xuất khẩu lao động thông qua dịch vụ môi giới đăng kí kết hôn với đàn ông quốc tịch nước đó sẽ nhanh chóng được nhập cư mà không phải mất thời gian chờ đợi.
Ngoài ra, một mục đích nữa của kết hôn giả tạo nữa đó là để che giấu vấn đề đồng tính của một bên, mà bên kia không hề biết. Trong xã hội Việt Nam hiện nay, những người đồng tính nói chung không nhận được sự thông cảm, cởi mở của xã hội, mà ngược lại, họ bị kỳ thị dẫn đến các tác động xấu cả về tinh thần và những mặt khác trong đời sống. Về tinh thần, mặc cảm, xấu hổ, thiếu tự tin là tâm trạng, cảm xúc luôn thường trực của những người đồng tính, họ còn luôn cảm thấy thiệt thòi vì sinh ra khác người, điều này là do tự nhiên, đa phần từ khi sinh ra đã vậy, họ không có quyền lựa chọn và càng không có lỗi gì đối với giới tính của mình, nhưng những gì họ nhận được chỉ là sự kì thị, xa lánh của xã hội và ngay cả bố mẹ, người thân cũng oán trách, mắng mỏ, gây áp lực cho họ. Về các mặt khác như học tập, công việc... cũng đều rất khó khăn, bất công cho người đồng tính. “Nghiên cứu của Viện iSEE về sự kỳ thị của người đồng tính nam tại Việt Nam cho thấy:
1,5% cho biết đã bị đuổi học khi bị phát hiện là người đồng tính.
4,1% bị kỳ thị về vấn đề nhà ở.
4,5% cho biết từng bị tấn công và bị đánh đập vì là người đồng tính.
15,1% cho biết bị gia đình chửi mắng vì là người đồng tính”[58]. Bởi các rào cản nói trên mà người đồng tính không dám công khai thật giới tính của mình, thay vào đó họ vẫn chọn kết hôn với một người khác giới (về hình thức), có trường hợp vẫn âm thầm chịu đựng để sinh
con, xây dựng gia đình nhưng nhiều trường hợp, việc kết hôn cũng không đạt được cái mục tiêu đó ngay cả về hình thức, vợ chồng không có sự yêu thương, quan tâm, và hơn nữa là tồn tại một mối quan hệ với một người đồng tính khác, có khi là hai mối quan hệ nếu cả hai đều là người đồng tính.
Trên thực tế, việc xác minh một cuộc hôn nhân có phải là kết hôn giả tạo hay không là rất khó, bởi cả hai bên nam nữ đều đáp ứng được các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, về thủ tục đăng ký kết hôn cũng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và thực tế về việc “yêu” nhanh, kết hôn vội rồi ly hôn sớm là sự tồn tại thực tế hiện nay ở một bộ phận giới trẻ. Nhưng điều quan trọng là hệ lụy của kết hôn giả tạo rất nhiều và rất nghiêm trọng, tác động xấu đến bản thân người kết hôn giả tạo, người thân của họ, xã hội và đối với cả hình ảnh quốc gia. Đối với bản thân người kết hôn giả tạo, về mặt pháp lý, việc kết hôn của họ là hoàn toàn hợp pháp, hai người xác lập quan hệ vợ chồng và có các quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhau, vậy nếu một bên “lặt lọng”, không muốn tiếp tục thực hiện những thỏa thuận ngầm đó, đồng thời coi người kia là vợ, chồng “thật” của mình, cũng không muốn ly hôn thì người kia phải chịu cảnh làm vợ, chồng bất đắc dĩ, cuộc hôn nhân được xây dựng không phải trên cơ sở tình yêu, thậm chí cũng không phải vì những lợi ích lâu dài mà chỉ là nhu cầu cần thiết trong thời gian ngắn với mục đích như xuất cảnh, nhập cảnh, hay nhập cư... Trong trường hợp này, những “hợp đồng”, thỏa thuận ngầm giữa hai người dù được thỏa thuận dưới hình thức miệng hay văn bản thì những thỏa thuận này chỉ là những ràng buộc, cam kết mang tính nội bộ giữa hai người với nhau, chứ khi có tranh chấp xảy ra không ai dám lấy ra làm bằng chứng để nhờ pháp luật can thiệp, giải quyết. Nếu hai người sau đó không thể có tình cảm cho nhau và xây dựng gia đình, mà một bên vì những lý do nào đó nhất định không muốn
ly hôn, không có lý lẽ, bằng chứng nào thuyết phục để Tòa án tuyên cho ly hôn thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, hạnh phúc cả cuộc đời của cả hai người. Những người vì mục đích xuất khẩu lao động, nhập cảnh, nhập cư... mà nhờ đến môi giới, khi thỏa thuận giữa hai người không được thực hiện hoặc bị phát hiện, buộc phải trở về nước thì không những mục đích không đạt được mà còn bị mất một khoản tiền không hề nhỏ cho bên môi giới.
Thứ hai là ảnh hưởng tới những chủ thể khác như con cái của họ khi
không có một gia đình hạnh phúc, ảnh hưởng đến tư tưởng, sự giáo dục, học tập; ảnh hưởng đến sự phát triển, trật tự xã hội, nhất là đối với những trường hợp kết hôn giả tạo nhằm che giấu vấn đề đồng tính; ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia khi hàng năm đều có rất nhiều các cô gái Việt Nam vì muốn nhập cư vào các nước khác bằng con đường kết hôn, nhưng sau đó bị phát hiện và bị trục xuất vì lý do kết hôn giả tạo.
Pháp luật Trung Quốc không có các quy định về cấm két hôn giả tạo. Với những ảnh hưởng tiêu cực nói trên, theo quan điểm của tác giả, quy định cấm kết hôn giả tạo là cần thiết, vừa có tác dụng bảo vệ những người có quyền và lợi ích liên quan, xã hội và hình ảnh quốc gia khỏi những tác động xấu, đồng thời có tác dụng định hướng cho người muốn thực hiện việc kết hôn giả tạo rằng đây là một hành vi trái pháp luật.
2.4.2. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
2.4.2.1. Tảo hôn
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này”. Có nghĩa
là khi nam chưa đủ hai mươi tuổi, nữ chưa đủ mười tám tuổi mà kết hôn thì sẽ bị coi là tảo hôn. Theo quy định này thì chỉ cần một trong hai bên không đủ tuổi cũng đã bị coi là tảo hôn, vi phạm quy định của pháp luật
đối với điều kiện kết hôn về độ tuổi.
Các nội dung đối với quy định của pháp luật về tuổi kết hôn đã được nêu, phân tích, đánh giá ở mục điều kiện kết hôn về tuổi, trong đó có cả những phân tích đánh giá về tảo hôn, tức là lấy vợ, lấy chồng khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Để quán triệt hơn nữa việc thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, tại Nghị định số 110/2013/NĐ – CP của Chính phủ ngày 24/9/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, Điều 47 có quy định về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, theo đó:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó”.
Theo quan điểm của tác giả, quy định cấm tảo hôn là cần thiết nhưng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 về điều kiện kết hôn là không thuộc vào trường hợp tảo hôn, là quy định không cần thiết, bởi điều kiện kết hôn về tuổi đã được quy định rất rõ tại điểm a khoản 1 Điều 8, theo đó nếu nam chưa đủ hai mươi tuổi, nữ chưa đủ mười tám tuổi mà kết hôn thì hành vi đó là vi phạm pháp luật, cuộc hôn nhân của người kết hôn trước tuổi luật định sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Luật hôn nhân Trung Quốc năm 2001 cũng không có quy định đối với điều kiện kết hôn về việc không thuộc trường hợp tảo hôn. Theo quan điểm của tác giả, như đã phân tích ở trên, đây là một điểm mà pháp luật Việt Nam nên cân nhắc và học hỏi pháp luật Trung Quốc.
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014, “Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ”.
Hành vi cưỡng ép kết hôn được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Đe dọa, uy hiếp tinh thần như đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục như đe doạ sẽ đốt nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư của người bị đe doạ, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình đe doạ sẽ tự tử nếu con, cháu mình không lấy người nào đó. Những sự đe dọa và uy hiếp này khiến một người có suy nghĩ phải lấy một người khác mặc dù họ không hề muốn.
Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đau
khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây thương tích), giam hãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mắng nhiếc, làm nhục… nhằm mục đích cưỡng ép việc kết hôn. Yêu
sách của cải có thể hiểu là các đòi hỏi quá đáng về tài sản, theo tác giả,
nội dung này không phù hợp với quy định về hành vi cưỡng ép kết hôn, bởi không có ai lại bị một người thứ ba nào cưỡng ép phải đưa cho người thứ ba đó số tài sản nào đó để rồi “phải” kết hôn với một người mà họ không muốn kết hôn. Có lẽ dụng ý của nhà làm luật là việc yêu sách của cải quy định tại khoản 9 Điều 3 nói trên là trường hợp đối với cưỡng ép ly hôn. Nhưng việc gộp hành vi cưỡng ép kết hôn và cưỡng ép ly hôn lại trong một câu văn với những các chữ và câu cú như vậy là không rõ ràng.
Thủ đoạn khác có thể là buộc một bên hoặc cả hai bên đi xa nhằm chia rẽ
họ; bắt cóc người không muốn lấy mình làm vợ hoặc làm chồng để buộc họ phải kết hôn trái ý muốn; một bên gia đình tiến hành dựng vợ, gả chồng cho người thân của mình với người khác trái với ý muốn của
người đó...
Cưỡng ép kết hôn là hành vi trái với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, có nhiều tác động xấu tới người bị cưỡng ép và vợ (chồng), con cái của họ và toàn thể xã hội. Người đầu tiên và cũng là người chịu tác động lớn nhất chính là người bị cưỡng ép kết hôn, kết hôn là việc hệ trọng của cả đời người, vợ chồng cùng nhau có những năm tháng dài sống bên nhau xây dựng hạnh phúc, vậy nếu phải lấy người mà họ không muốn lấy thì điều này là một sự tàn nhẫn, vi phạm quyền con người. Con cái là những thành viên trong gia đình, tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng từ điều này. Tác động xấu tới xã hội bởi gia đình là tế bào của xã hội, gia đình không tốt thì xã hội không thể phát triển văn minh, tốt đẹp được.