Sự cần thiết của công ty hợp vốn đơn giản trong hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 60 - 67)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Luận về công ty hợp vốn đơn giản

2.1.4. Sự cần thiết của công ty hợp vốn đơn giản trong hệ thống

thức công ty ở Việt Nam

Hiện nay, hội nhập kinh tế là trào lƣu và là xu hƣớng tất yếu của mỗi quốc gia trên thế giới. Hòa cùng dòng chảy của kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang là thành viên của các tổ chức nhƣ: ASEAN, APEC, ASEM, WTO… và có thể sắp tới là TPP. Mặt khác, nền kinh tế thị trƣờng luôn đòi hỏi phải sản sinh ra nhiều mô hình kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Do đó, sự ra đời của các mô hình công ty kiểu mới vừa là quy luật và cũng là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trƣờng hiện đại. Hơn thế nữa, để khai thác và tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực của nền kinh tế, thì việc xây dựng thêm các mô hình doanh nghiệp là rất cần thiết.

Nghiên cứu cho thấy, công ty hợp vốn đơn giản là một công ty có khá nhiều ƣu điểm và rất phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống thƣơng

mại Việt Nam. Vì vậy, trong phần này, luận án sẽ chỉ ra sự cần thiết của công ty hợp vốn đơn giản trong hệ thống các loại hình doanh nghiệp.

2.1.4.1. Những ưu điểm của công ty hợp vốn đơn giản so với công ty hợp danh

Công ty hợp danh gần nhƣ không phát triển tại Việt Nam. Số liệu cho thấy: “công ty hợp danh chỉ tăng từ 31 công ty năm 2006 lên 83 công ty năm 2010” [phụ lục 2]. Nghiên cứu khác cho rằng: “Một trong những đặc điểm chính làm cho các nhà đầu tƣ không lựa chọn công ty hợp danh chính là chế độ trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh. Từ trƣớc tới nay, nhà đầu tƣ Việt Nam đã quen đƣợc hƣởng chế độ trách nhiệm hữu hạn khi tham gia đầu tƣ vào hình thức công ty…” [118, tr. 59]. Dƣới góc độ của kinh tế, việc đầu tƣ mà không thể phân tán đƣợc rủi ro, luôn là điều tối kị đối với các nhà kinh doanh. Công ty hợp danh có nhƣợc điểm là quá khép kín. Nên việc chuyển nhƣợng phần vốn của các thành viên rất khó khăn. Thậm chí, ngay cả chuyển nhƣợng giữa thành viên với nhau cùng phải đƣợc sự nhất trí của các thành viên còn lại. Điều đó càng làm cho công ty hợp danh gặp khó khăn khi muốn mở rộng quy mô hoặc cần huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài.

“Sự ra đời của công ty hợp vốn đơn giản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà kinh doanh một khi họ không muốn vào công ty hợp danh do tính chịu trách nhiệm vô hạn của tất cả các thành viên” [27, tr. 54]. Lợi thế của công ty hợp vốn đơn giản chính là với cơ chế mở rộng về thành viên góp vốn nên các cá nhân hoặc tổ chức đều có thể tham gia và không bị giới hạn về số lƣợng thành viên. Khác công ty hợp danh, khi tài sản của các thành viên hợp danh luôn là một thể thống nhất cùng với tài sản của công ty thì với cơ chế chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản càng tạo động lực thúc đẩy những ngƣời có dự định đầu tƣ tham gia công ty hợp vốn đơn giản với tƣ cách là thành viên góp vốn. Nếu việc thay đổi thành viên hợp danh (chết, rời công ty) sẽ là nguyên nhân quan trọng để giải thể công ty hợp danh thì với công ty hợp vốn đơn giản, sự dịch chuyển thành viên góp vốn về cơ bản không làm ảnh hƣởng đến sự tồn tại của công ty. So với công ty hợp danh, công ty hợp vốn

đơn giản thể hiện nhiều ƣu điểm nổi trội hơn, vì nó có thể linh động trong việc gọi vốn đầu tƣ, phát triển kinh doanh và hạn chế đáng kể rủi ro cho các nhà đầu tƣ.

2.1.4.2. Những ưu điểm của công ty hợp vốn đơn giản so với công ty cổ phần

Cần khẳng định: “công ty cổ phần là một loại hình công ty hội tụ nhiều ƣu điểm trong nền kinh tế thị trƣờng” [53, tr. 37]. Bên cạnh những điểm mạnh, công ty cổ phần còn tồn tại rất nhiều hạn chế và tiềm ẩn nhiều loại rủi ro. Một công ty cổ phần có quy mô lớn luôn có nhiều cổ đông và quyền hạn của các cổ đông thƣờng không mấy khi đồng nhất. Từ đó, nhiều khi dẫn đến sự mâu thuẫn đối kháng giữa các nhóm cổ đông. Bởi vì, các cổ đông lớn thƣờng lợi dụng quyền hạn mà họ có để lấn áp, chèn ép các cổ đông thiểu số. Một hạn chế khác, chính là tính đảm bảo an toàn pháp lý của công ty cổ phần khá thấp vì cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số cổ phần. Việc tham gia đông đảo của nhiều cổ đông cũng dẫn đến việc quản lý điều hành công ty cổ phần phức tạp hơn so với các loại hình công ty khác. Mặt khác, dù đƣợc phát hành chứng khoán, nhƣng thực tế, không nhiều công ty cổ phần đã có thể đáp ứng đủ các tiêu chí từ phía pháp luật.

Công ty cổ phần dƣờng nhƣ không thích hợp với các nhà đầu tƣ còn ít kinh nghiệm, đồng thời không có nhu cầu kinh doanh lớn hoặc thƣờng xuyên cần huy động vốn. Khi phân tích cho thấy, bộ máy điều hành quản trị của công ty hợp vốn đơn giản khá tinh gọn nhƣng vẫn đảm bảo an toàn cao về mặt pháp lý. Điều này khác so với công ty cổ phần, bởi “vấn đề quản lý công ty cổ phần rất phức tạp và phải hết sức chặt chẽ.” [58, tr. 186]. Lợi thế cho công ty hợp vốn đơn giản còn là việc các thành viên nhận vốn đều có tƣ cách thƣơng nhân nên luôn tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức kinh doanh cho công ty. Khi phân tích chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên nhận vốn, nó sẽ đem đến khả năng tạo sự tin tƣởng trƣớc khách hàng hoặc các chủ nợ. Ngoài ra, tuy chế độ trách nhiệm vô hạn là sự rủi ro, gánh nặng đối với các thành viên nhận vốn, nhƣng điều đó lại giúp cho các thành viên này phải tự giác nâng cao ý thức trách nhiệm trong mọi hành vi của họ. Mặt khác, đối với những thành viên là ngƣời có uy tín kinh doanh, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn… nếu những ngƣời này tham gia vào công ty cổ phần, địa vị

và khả năng của họ sẽ ít đƣợc đề cao bởi vì nhƣ đã trình bày, công ty cổ phần thƣờng chỉ quan tâm đến yếu tố vốn góp bằng tiền của và chỉ những thành viên có nhiều vốn góp mới là những ngƣời nắm mọi quyền hành chi phối của công ty cổ phần. Nếu những ngƣời trên tham gia vào công ty hợp vốn đơn giản thì những thành viên là ngƣời có trình độ, năng lực mới có khả năng tận hƣởng sự công bằng. Nói cách khác, công ty hợp vốn đơn giản bảo đảm sự hài hòa đối với vốn góp bằng trí tuệ của các nhà đầu tƣ ít vốn. Cuối cùng, dƣới góc độ thuế, lợi thế rất lớn về thuế của công ty hợp vốn đơn giản đó là chỉ các thành viên của công ty phải chịu thế thu nhập cá nhân, còn công ty không bị đánh thuế. Còn công ty cổ phần thƣờng phải chịu cả hai loại thuế: một loại cho các cổ đông và loại thứ hai, cho chính công ty.

Hiện nay, khi phân tích “môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam chƣa thực sự chín muồi cho sự ra đời của những công ty lớn...” [70, tr. 47]. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy: “các doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển nhanh nhƣng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ” [104, mục IV - tr. 15]. Nếu các nhà đầu tƣ có nhu cầu thành lập công ty với quy mô vừa hoặc nhỏ và đồng thời mong muốn giữa họ luôn có mối quan hệ thân thiết thì công ty cổ phần lại càng không phù hợp. Chỉ đến khi phân tích kỹ các yếu tố, công ty hợp vốn đơn giản mới là mô hình công ty lý tƣởng để kinh doanh trong phạm vi vừa hoặc nhỏ, vì nó hội tụ đầy đủ những điều kiện trên.

2.1.4.3. Những ưu điểm của công ty hợp vốn đơn giản so với công ty trách nhiệm hữu hạn

Một hạn chế của công ty trách nhiệm hữu hạn chính là việc chuyển nhƣợng phần vốn góp của các thành viên khá khó khăn bởi lẽ các thành viên thƣờng giữ vai trò rất quan trọng dẫn đến việc thành lập công ty. Về nguyên tắc, thành viên muốn chuyển nhƣợng chỉ đƣợc chuyển nhƣợng vốn cho ngƣời không phải là thành viên trong trƣờng hợp đã chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại và chỉ khi các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết. Mặt khác, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, pháp luật thƣờng giới hạn số lƣợng thành viên: “số thành viên tối đa của công ty trách nhiệm hữu hạn ở Cộng hòa Liên bang Nga là không quá 50 ngƣời;

ở Cộng hòa Nam Phi là không quá 30 ngƣời; ở Mỹ quy định tùy theo tiểu bang” [56, tr. 105]. Tại Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có duy nhất một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có ít nhất hai thành viên và tối đa không đƣợc vƣợt quá năm mƣơi thành viên (Điều 38 và Điều 63, Luật Doanh nghiệp 2005). Có nhận xét cho rằng “đặt ra một số tuyệt đối (trong trƣờng hợp này là 50) để giới hạn mức tối đa số thành viên của công ty không có sức thuyết phục về mặt lý thuyết.” [73, tr. 246]. Bởi lẽ, “cùng với quá trình phát triển, quy mô kinh doanh của công ty đƣợc mở rộng và đa dạng thêm, do đó nhu cầu về vốn cũng tăng theo. Vì thế, mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn có thể trở nên không còn phù hợp cho sự phát triển tiếp theo của công ty.” [73, tr. 332- 333]. Với tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản, các thành viên chỉ có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi giới hạn số vốn góp, nên lại rất dễ gây ra rủi ro cho khách hàng và chủ nợ. Francis Lemeunier cho rằng: “đôi khi các công ty này chỉ là tấm bình phong để một số thƣơng nhân sử dụng để hạn chế rủi ro. Vì thế, các chủ ngân hàng và cả ngƣời dân thƣờng, khi thỏa thuận cho công ty trách nhiệm hữu hạn vay mƣợn thƣờng đòi hỏi sự bảo lãnh của thành viên chính của công ty.” [57, tr. 247].

Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp vốn đơn giản chỉ bị pháp luật giới hạn số lƣợng thành viên tối thiểu, nhƣng thƣờng không bị giới hạn số lƣợng tối đa thành viên. Nhờ vậy, công ty hợp vốn đơn giản luôn dễ dàng gọi vốn góp từ các nhà đầu tƣ, bằng cách mời họ tham gia với tƣ cách là các thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có ƣu thế là có thể dễ dàng chuyển nhƣợng phần vốn góp. Vì có cơ chế chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên nhận vốn nên đem đến cho công ty khả năng tạo sự yên tâm, tin tƣởng trƣớc khách hàng. Qua đó, công ty hợp vốn đơn giản thƣờng dễ dàng đƣợc các ngân hàng, hay các chủ nợ cho vay hoặc hoãn nợ. So với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp vốn đơn giản sẽ là thích hợp hơn và khi cần thiết, nó vẫn có thể mở rộng quy mô.

2.1.4.4. Những ưu điểm của công ty hợp vốn đơn giản so với doanh nghiệp tư nhân

Trong nền kinh tế thị trƣờng, mô hình doanh nghiệp một chủ sở hữu dƣờng nhƣ không thật sự hiệu quả nên rất ít nhà đầu tƣ chọn lựa. Khi các nhà kinh doanh thƣờng có nhu cầu hợp tác, liên kết, đồng thời chia sẻ rủi ro thì chủ doanh nghiệp tƣ nhân bị đặt vào tình trạng rất bất lợi. Nguyên tắc pháp định, chủ doanh nghiệp tƣ nhân luôn phải tự mình chịu trách nhiệm cá nhân và vô hạn về các khoản nợ. Do sợ rủi ro nên chủ doanh nghiệp tƣ nhân thƣờng sẽ không đầu tƣ vào các khu vực rủi ro cao, hoặc không mạnh dạn đầu tƣ để phát triển doanh nghiệp. Nếu so với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, khi chủ sở hữu công ty này luôn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp thì doanh nghiệp tƣ nhân lại càng tỏ ra kém hiệu quả và thiếu an toàn cho ngƣời chủ của nó. Hơn nữa, doanh nghiệp tƣ nhân không có tƣ cách pháp nhân nên khả năng cạnh tranh sẽ yếu hơn các loại công ty có tƣ cách pháp nhân khác. Tóm lại, doanh nghiệp tƣ nhân là hình thức kinh doanh chỉ có quy mô nhỏ và khép kín nên không có nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc gia.

Kể từ Luật Doanh nghiệp 2005, công ty hợp danh chính thức đƣợc quy định có tƣ cách pháp nhân. Cũng nhƣ công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản đƣợc đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Thực tế kinh doanh cho thấy, một doanh nghiệp không có tƣ cách pháp nhân thƣờng bị hạn chế vì một số lĩnh vực kinh doanh yêu cầu các tổ chức tham gia bắt buộc phải có tƣ cách pháp nhân. Mặt khác, nhờ cơ chế thu hút thành viên khá dễ dàng, công ty hợp vốn đơn giản do có sự tham gia đông đảo của nhiều thành viên nên có thêm nhiều nguồn đóng góp khác nhau để công ty có thể mở rộng quy mô và mạnh dạn đầu tƣ kể cả vào các khu vực có hệ số rủi ro cao. Ngƣợc lại, để mở rộng phạm vi doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tƣ nhân chỉ có thể chuyển đổi sang một loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu khác hoặc là phải bán lại toàn bộ doanh nghiệp cho một cá nhân khác.

Khi tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, Đức, Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào… có thể thấy rằng, đây là những quốc gia theo các trƣờng phái

pháp luật khác nhau nhƣng đều có điểm chung là trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật, các quốc gia này luôn phân định rõ ràng hình thức pháp lý của loại hình công ty hợp vốn đơn giản và công ty hợp danh. Một số quốc gia ban hành riêng từng đạo luật để điều chỉnh mỗi loại hình công ty này. Và khi khảo sát thực tế về tình hình kinh tế, xã hội tại các quốc gia này cho thấy rằng mặc dù, các quốc gia vốn mang nặng truyền thống kinh doanh tƣ bản thực dụng nhƣ Hoa Kỳ, Anh… hay các quốc gia thƣờng đề cao mối quan hệ quen biết, thân thiết giữa các thành viên nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc… thì công ty hợp vốn đơn giản vẫn đƣợc các nhà đầu tƣ ƣa thích. Bởi lẽ, hiện nay, pháp luật tại các quốc gia đó vẫn quy định sự tồn tại của công ty hợp vốn đơn giản để nhằm phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tƣ kinh doanh.

Còn tại Việt Nam, nếu căn cứ lịch sử để chứng minh cho sự cần thiết phải có loại hình công ty hợp vốn đơn giản thì có thể tìm thấy dấu vết của loại hình công ty này từ rất lâu. Các bộ luật trƣớc đây nhƣ Bộ luật Dân sự Bắc kỳ 1931, Bộ luật thƣơng mại Trung kỳ 1942 và Bộ luật Thƣơng mại Việt Nam Cộng hòa 1972 đều đã quy định sự tồn tại của loại hình công ty này. Dƣờng nhƣ các nhà làm luật của thời kỳ đó đã nắm bắt sâu sắc tình hình thực tế và thói quan kinh doanh thƣơng mại của ngƣời Việt nên đã quy định một loại hình công ty khá thân thuộc, gần gũi với tâm lý kinh doanh của giới thƣơng nhân.

Mặt khác, hiện nay, Việt Nam vẫn đang từng bƣớc xây dựng nền kinh tế thị trƣờng. Dƣới sự phát triển, vận động không ngừng của dòng chảy kinh tế thế giới thì sự đa dạng hóa các loại hình chủ thể kinh doanh là một việc rất cần thiết, quan trọng. Bởi lẽ, kinh tế với vai trò là cơ sở hạ tầng luôn cần thiết phải có một hình thái kiến trúc thƣợng tầng là các cơ sở pháp lý phù hợp để quản lý điều hành nó đi đúng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)