Kiến nghị về đối tƣợng đƣợc phép trở thành thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 158 - 160)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2.5. Kiến nghị về đối tƣợng đƣợc phép trở thành thành viên

Công ty hợp vốn đơn giản bao gồm hai loại hình thành viên khác nhau về tƣ cách pháp lý cũng nhƣ vai trò và ảnh hƣởng tại công ty. Thành viên nhận vốn là những thành viên giữ vai trò quyết định sự tồn tại của công ty. Về bản chất, thành viên nhận vốn của công ty hợp vốn đơn giản và thành viên hợp danh của công ty hợp danh chỉ là một loại thành viên mặc dù chúng có tên gọi khác nhau. Còn vai trò của các thành viên góp vốn chỉ là thứ yếu tại công ty hợp vốn đơn giản.

Nếu căn cứ Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005, về đối tƣợng đƣợc phép trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh thì chỉ có các cá nhân (thể nhân) mới đƣợc phép trở thành loại thành viên này. Với quy định này

thì các tổ chức (pháp nhân) sẽ không thể trở thành thành viên hợp danh. Có thể do nhà làm luật quan niệm các pháp nhân luôn có cơ chế chịu trách nhiệm hữu hạn về mặt tài sản nên sẽ trái với tính chất truyền thống chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của thành viên hợp danh.

Trên thế giới, một số quốc gia vẫn cho các tổ chức, cơ quan, công ty… đƣợc phép trở thành thành viên hợp danh [phần 2.2.3, mục số 4]. Còn “trong thực tế pháp lý Cộng hòa Pháp, nhất là trong lĩnh vực tín dụng, bất động sản hay thƣơng mại quốc tế, phần lớn công ty hợp danh do các thành viên là pháp nhân thành lập.” [35, tr. 55]. Không thể phủ nhận sự tham gia của nhiều loại hình đối tƣợng khác nhau (cá nhân, pháp nhân) có thể giúp cho công ty hợp danh thuận lợi khi thành lập hoặc muốn mở rộng quy mô. Ngay cả đối với các pháp nhân đang hoạt động, nó cũng có thể sẽ mang lại những thuận lợi nhất định cho chúng. Bởi vì, khi cần thiết, các pháp nhân vẫn có thể liên kết với nhau để thành lập ra các công ty đối nhân. Nhƣ vậy, việc cho phép các pháp nhân tham gia trở thành thành viên hợp danh là sự tiến bộ vì nó mang đến nhiều lợi thế, thuận tiện cho các chủ thể kinh doanh này.

Để triển khai hiệu quả loại hình công ty hợp vốn đơn giản tại Việt Nam, chúng ta cần phải nghiên cứu và xem xét kỹ lƣỡng về các chủ thể đƣợc phép tham gia vào công ty này. Từ đó, nên quy định theo hƣớng cho phép pháp nhân cũng đƣợc tham gia loại hình thành viên nhận vốn của công ty hợp vốn đơn giản (công ty hợp danh cũng có thể tiếp nhận các pháp nhân làm thành viên hợp danh). Cho dù vấn đề về “nhân thân” của các thành viên hợp danh hay thành viên nhận vốn có tầm ảnh hƣởng quan trọng nhƣng khi đã tạo ra lợi thế cho họ thì bản thân các thành viên hợp danh hay thành viên nhận vốn đều có thể tự điều tiết với các pháp nhân để hài hòa lợi ích đôi bên. Nhìn theo hƣớng tích cực thì quy định này rõ ràng sẽ mang lại thuận lợi cho tất cả các bên.

Về đối tƣợng đƣợc phép tham gia dƣới tƣ cách là thành viên góp vốn của công ty hợp vốn đơn giản thì vẫn giữ nguyên quy định cho phép cả các cá nhân hoặc pháp nhân đều đƣợc tham gia. Bởi lẽ, sự đa dạng của các thành viên góp vốn chỉ mang lại thuận lợi cho công ty hợp vốn đơn giản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)