Kiến nghị về tổ chức triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 160 - 162)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2.6. Kiến nghị về tổ chức triển khai

Từ khi đất nƣớc mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng (1986) cho đến nay đã có khá nhiều loại hình doanh nghiệp đƣợc tổ chức triển khai tại Việt Nam. Thực tiễn kinh doanh cho thấy, các doanh nghiệp thuộc khối ngoài quốc doanh thƣờng hoạt động phập phù, khả năng an toàn pháp lý của chúng luôn khá thấp. Thời điểm doanh nghiệp làm ăn đƣợc thì nguy cơ rủi ro ít, nhƣng khi doanh nghiệp gặp khó khăn, với tƣ tƣởng thấy khó thì rút, không thiếu các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở pháp lý để trục lợi đầu cơ, thậm chí lừa đảo, chạy trốn… gây nguy hại lớn cho xã hội và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín của pháp luật.

Những nhóm ngành, nghề nhƣ: y tế (mở phòng khám chữa bệnh tƣ nhân, cửa hàng bán thuốc, các vật tƣ ngành y tế…), dịch vụ pháp lý (văn phòng, công ty luật, dịch vụ công chứng tƣ…), nhóm tƣ vấn thiết kế (xây dựng, kiến trúc, thi công…), hay kiểm toán, dƣợc phẩm, hóa chất… đều là những ngành nghề có tầm quan trọng và ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống xã hội. Bởi vì, chúng thƣờng trực tiếp ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời hay trật tự, an ninh của cả xã hội và vì vậy, rất cần đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn và trách nhiệm pháp lý của những ngƣời hành nghề. Chỉ cần những ngƣời chủ của các công ty nói trên thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc chủ quan, tắc trách đều dẫn đến những hậu quả rất xấu mà khó có thể sửa chữa. Thiết nghĩ, nếu để những ngƣời chủ công ty kinh doanh trong những lĩnh vực có ảnh hƣởng lớn đến xã hội đƣợc phép thành lập dƣới hình thức của công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn thì đều sẽ mang lại sự chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm, bởi vì những ngƣời kinh doanh luôn đƣợc xác định trƣớc, họ sẽ chỉ phải chịu những hậu quả trong phạm vi số vốn góp. Khi đó, tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn lại là lá chắn để bảo vệ cho những ngƣời chủ kinh doanh, nhƣng chiều hƣớng ngƣợc lại nó mang lại sự an toàn pháp lý rất thấp cho cả xã hội.

Trƣớc đây, Pháp lệnh luật sƣ 2001 đã yêu cầu khi kinh doanh các dịch vụ pháp lý thì bắt buộc phải kinh doanh dƣới hình thức là các văn phòng luật hoặc phải thành lập theo mô hình Công ty luật hợp danh (Điều 17). Theo Điều 19 của pháp lệnh này, mô hình Công ty luật hợp danh đƣợc tổ chức gần nhƣ theo mô hình công

ty hợp danh tại Điều 130, Luật Doanh nghiệp 2005. Gần đây, “dự thảo của Luật Doanh nghiệp thống nhất có đề cập đến bốn ngành, nghề đòi hỏi phải kinh doanh dƣới hình thức công ty hợp danh, đó là: dịch vụ kế toán và kiểm toán; dịch vụ thiết kế công trình xây dựng; dịch vụ khám và điều trị bệnh; dịch vụ pháp lý…” [159].

Mở rộng phạm vi nghiên cứu để tìm hiểu kinh nghiệm từ các quốc gia khác: “Một số loại dịch vụ (tƣ vấn pháp lý, khám, chữa bệnh, thiết kế kiến trúc)… có ảnh hƣởng đến sức khỏe, tính mạng ngƣời tiêu dùng ngay khi sử dụng... Kinh nghiệm quốc tế, pháp luật quy định hai điều kiện cơ bản để kinh doanh các dịch vụ đó: (i) cá nhân cung ứng các dịch vụ đó phải có trình độ chuyên môn tƣơng ứng, và (ii) hình thức kinh doanh phải là doanh nghiệp tƣ nhân hoặc công ty hợp danh. Pháp luật đòi hỏi trách nhiệm cá nhân rất cao đối với ngƣời cung ứng các dịch vụ nói trên, buộc họ phải có ý thức trách nhiệm và cả tính cẩn trọng cao nhất là việc đảm bảo chất lƣợng dịch vụ, qua đó bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng... Kinh doanh các dịch vụ trên đòi hỏi ngƣời trực tiếp cung ứng phải chịu trách nhiệm vô hạn và do đó phải thành lập công ty hợp danh” [73, tr. 311].

Công ty hợp vốn đơn giản cũng có thể đƣợc lựa chọn để kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Nhƣng nó sẽ là loại hình doanh nghiệp đặc biệt phù hợp đối với việc kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi có sự an toàn cao về mặt pháp lý. Có thể việc yêu cầu thành lập dƣới hình thức của công ty hợp vốn đơn giản sẽ gây nên những khó khăn nhất định cho các nhà đầu tƣ, nhƣng sẽ mang lại tinh thần trách nhiệm, ý thức về công việc cao hơn cho họ. So sánh giữa các giá trị đạt đƣợc và hạn chế có thể thấy hiệu quả, khả năng mà chúng mang lại luôn cao hơn và đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ phía xã hội.

Nhƣ vậy, cần quy định những ngành, nghề kinh doanh có thể gây ảnh hƣởng nhiều đến xã hội phải kinh doanh dƣới hình thức bắt buộc là công ty hợp danh hoặc công ty hợp vốn đơn giản. Tuy nhiên nên khuyến khích thành lập dƣới mô hình của công ty hợp vốn đơn giản. Bởi lẽ, loại hình công ty hợp vốn đơn giản có sự đa dạng về loại hình thành viên. Những ngƣời có trình độ chuyên môn cao vẫn có thể tham gia dù họ không có vốn vật chất đóng góp vào công ty. Còn với những ngƣời có tiền

của, tài sản nhƣng không có trình độ chuyên môn thì họ vẫn có thể tham gia dƣới tƣ cách là các thành viên góp vốn. Nếu công ty phát triển, số lƣợng thành viên có thể nhiều hơn trong tƣơng lai thì cũng không cần chuyển đổi sang hình thức công ty khác. Vì pháp luật không hạn chế số lƣợng các thành viên nhận vốn và thành viên góp vốn của công ty hợp vốn đơn giản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 160 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)