Quản trị điều hành công ty hợp vốn đơn giản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 115 - 118)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4. Cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành và cơ chế đại diện của

3.4.2. Quản trị điều hành công ty hợp vốn đơn giản

Từ cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ của công ty hợp vốn đơn giản nên pháp luật hầu hết các quốc gia thƣờng duy trì một qui chế tƣơng đối mềm mỏng đối với việc quản trị công ty hợp vốn đơn giản nhằm để bảo đảm cho nó hoạt động một cách linh động, hiệu quả. Qua đó, quyền tự quyết và vai trò của các thành viên nhận vốn đƣợc nâng cao, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo trong kinh doanh của họ.

Nghiên cứu các quy định về quản trị điều hành của hợp danh hữu hạn tại Hoa Kỳ có tài liệu viết: “thành viên góp vốn phải là một nhà đầu tƣ thụ động (passive investor) trong hợp danh, không đƣợc tham gia quản trị” [121, p. 451].

Luật Công ty hợp danh hữu hạn 2008 của Singapore quy định, thành viên góp vốn không đƣợc tham gia quản trị trong công ty hợp danh hữu hạn: “Nếu một thành viên góp vốn tham gia vào việc quản trị, anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh trong khi anh ta tham gia quản trị, nhƣ thể anh ta là một thành viên nhận vốn” (khoản 2, Điều 6).

Trƣớc đây, vấn đề quản trị điều hành công ty hợp vốn đơn giản tại Việt Nam: “Công việc quản lý điều hành công ty cấp vốn đơn giản bao giờ cũng do hội viên thụ cấp phụ trách. Ngƣời cấp vốn không đƣợc tham dự vào việc ấy… Ngƣời cấp vốn trong công ty cấp vốn đơn giản, không đƣợc quyền điều khiển công ty.” [109, tr. 51-54]. Tƣơng tự, Bộ luật Thƣơng mại 1972 quy định: “Việc quản lý hội hợp tư đơn thường tuân theo những điều khoản ấn định cho hội hợp danh. Tuy nhiên, hội

viên xuất tư không được làm một hành vi quản lý nào, dẫu là có giấy ủy quyền, nếu không họ sẽ bị coi như hội viên thụ tư đối với đệ tam nhân” (Điều 200).

Công ty hợp vốn đơn giản có thể chỉ bao gồm một (hoặc nhiều) thành viên nhận vốn cộng với một (hoặc nhiều) thành viên góp vốn. Phân tích từ số lƣợng thành viên nhận vốn có thể chia công ty hợp vốn đơn giản thành hai loại: công ty có một thành viên nhận vốn; và công ty có nhiều thành viên nhận vốn. Trƣờng hợp công ty chỉ có một thành viên nhận vốn, thì thành viên đó sẽ là ngƣời duy nhất quản lý điều hành, có tƣ cách thƣơng nhân và đƣơng nhiên sẽ đại diện theo pháp luật cho công ty. Nếu công ty có nhiều thành viên nhận vốn thì căn cứ mô hình công ty hợp danh, việc quản trị công ty hợp vốn đơn giản sẽ giống quản trị công ty hợp danh.

Với các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh, “nhìn chung, bộ máy quản trị của công ty hợp danh tƣơng đối đơn giản, chỉ bao gồm: Hội đồng thành viên - Giám đốc (Tổng giám đốc).” [63, tr. 234].

Về Hội đồng thành viên, đây là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty hợp vốn đơn giản. Thông thƣờng, Hội đồng thành viên khi quyết định các vấn đề của công ty sẽ dƣới hình thức biểu quyết. Khi biểu quyết, trừ trƣờng hợp điều lệ công ty quy định khác, mỗi thành viên nhận vốn có một phiếu biểu quyết và có giá trị ngang nhau. Phiếu biểu quyết của thành viên nhận vốn không phụ thuộc vào mức vốn góp của họ. Cần lƣu ý, “trong các trƣờng hợp công ty có sự tham gia của cả thành viên góp vốn... Hội đồng thành viên phải bao gồm toàn thể các thành viên kể cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Mỗi thành viên chỉ có một phiếu bầu và quyết định của Hội đồng đƣợc thông qua bởi ít nhất 3/4 số thành viên hợp danh nhất trí chấp thuận.” [4, tr. 83].

Về Chủ tịch Hội đồng thành viên, do cũng là một thành viên nhận vốn nên Chủ tịch Hội đồng thành viên đƣơng nhiên có đầy đủ các quyền hạn của một thành viên nhận vốn thông thƣờng. Chủ tịch Hội đồng thành viên còn có một số quyền và nghĩa vụ nhƣ: triệu tập và làm chủ tọa Hội đồng thành viên, ký các quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng thành viên; quản lý và điều hành công việc kinh doanh

hàng ngày; phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên; đại diện cho công ty… (Điều 136.1 và Điều 137.4).

Về Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc), căn cứ Luật Doanh nghiệp 2005 các chức danh này có những quyền hạn nhƣ: quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày; triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên, ký các quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng thành viên; đại diện cho công ty trong quan hệ với nhà nƣớc, tranh chấp thƣơng mại… (Điều 137.4). Là một thành viên hợp danh, nên đƣơng nhiên, Giám đốc còn có các quyền hạn của một thành viên hợp danh.

Về vai trò của các thành viên nhận vốn trong việc quản trị điều hành công ty hợp vốn đơn giản: là những thành viên giữ vai trò quyết định nên tất cả các công việc quản trị điều hành tại công ty hợp vốn đơn giản đều do các thành viên nhận vốn đảm nhiệm. Có tài liệu gọi các thành viên nhận vốn là các thành viên quản trị: “thành viên nhận vốn (hay còn gọi là thành viên quản trị) là ngƣời quản lý và sử dụng vốn, ngƣời trực tiếp điều hành công ty.” [115, tr. 34].

Căn cứ Điều 136, Luật Doanh nghiệp 2005, thành viên hợp danh còn có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên. Nếu Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập cuộc họp thì thành viên đó có quyền đứng ra triệu tập cuộc họp. Còn căn cứ khoản 2, Điều 137, về nguyên tắc, trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty [phụ lục 4, Điều 137].

Về vai trò của thành viên góp vốn trong việc quản trị điều hành công ty hợp vốn đơn giản, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty” (Điều 140.2.b). Tuy nhiên, nếu căn cứ Điều 135 và Điều 140 thì thành viên góp vốn vẫn có quyền tham gia biểu quyết về các vấn đề quan trọng nhƣ: sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty, tổ chức lại, giải thể công ty và những vấn đề khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ... Việc thành viên góp vốn bị ngăn cản tham gia quản lý điều hành công ty hợp vốn đơn giản, còn bởi các lý do:

(i) Để ngƣời thứ ba giao dịch với công ty hợp vốn đơn giản, không bị nhầm lẫn giữa thành viên góp vốn là thành viên nhận vốn. Quy định này, rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của ngƣời thứ ba.

(ii)Hạn chế sự thao túng, lạm dụng quyền hạn của thành viên góp vốn. Quy định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên nhận vốn và cho cả công ty hợp vốn đơn giản. Xét cho cùng, chỉ có các thành viên nhận vốn mới là những ngƣời phải chịu trách nhiệm cá nhân và vô hạn đối với tất cả các khoản nợ của công ty. Còn thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp của họ. Rõ ràng, trách nhiệm của thành viên góp vốn không tƣơng xứng với quyền hạn. Nếu cho phép tham gia quản lý điều hành thì có thể làm cho thành viên góp vốn không thận trọng dẫn đến các tổn thất tài sản của công ty và của các thành viên nhận vốn.

Các nhận xét rút ra từ quy định về quản trị điều hành của công ty hợp vốn đơn giản: việc quản trị điều hành công ty hợp vốn đơn giản (trƣờng hợp công ty có nhiều thành viên nhận vốn) tƣơng tự công ty hợp danh. Chỉ các thành viên nhận vốn mới có quyền quản trị điều hành công ty. Còn các thành viên góp vốn không đƣợc tham gia quản trị công ty. Nếu công ty hợp vốn đơn giản chỉ có một thành viên nhận vốn thì chính thành viên đó sẽ là ngƣời duy nhất quản lý điều hành công ty. Trong mọi trƣờng hợp, thành viên góp vốn chỉ đƣợc tham gia những vấn đề nội bộ (quan trọng) mà có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)