Cơ chế đại diện của công ty hợp vốn đơn giản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 118 - 121)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4. Cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành và cơ chế đại diện của

3.4.3. Cơ chế đại diện của công ty hợp vốn đơn giản

Đại diện là việc một ngƣời (gọi là ngƣời đại diện) nhân danh và vì lợi ích của ngƣời khác (gọi là ngƣời đƣợc đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện [80, Điều 139.1]. Một số hình thức đại diện gồm: đại diện theo pháp luật (do pháp luật quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định); và đại diện theo ủy quyền (đƣợc xác lập theo sự ủy quyền giữa ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện) [80, Điều 139, 140, 141 và 142].

Lĩnh vực thƣơng mại còn có hình thức đại diện cho thƣơng nhân (Điều 141, Luật Thƣơng mại 2005). Đây là “một dạng riêng của quan hệ đại diện theo ủy

quyền đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự, bởi vậy, hợp đồng đại diện cho thƣơng nhân là một dạng đặc biệt của hợp đồng ủy quyền” [108, tr. 89-90].

Một công ty luôn bắt buộc phải có ngƣời đại diện theo pháp luật trong suốt quá trình hoạt động. Việc xác định ngƣời đại diện theo pháp luật của một công ty còn để bảo vệ quyền lợi của công ty, của các thành viên và còn để đảm bảo quyền lợi của ngƣời thứ ba khi phát sinh các quan hệ với công ty.

Vì vậy, cùng với việc quy định một loại hình công ty, pháp luật thƣờng chỉ định ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty đó. Điều này đã đƣợc Bộ luật Dân sự 2005 quy định rõ: “Ngƣời đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền” (Điều 141.4). Đối với các loại hình của công ty đối vốn, cơ chế đại diện đƣợc pháp luật quy định rất cụ thể: ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) (Điều 46 và Điều 116, Luật Doanh nghiệp 2005).

Còn đối với các loại hình của công ty đối nhân, pháp luật vẫn thƣờng không quy định rõ ràng cơ chế đại diện của các công ty này. Tuy vậy, với quy định khá tƣơng đồng của pháp luật tại nhiều quốc gia, các thành viên góp vốn không đƣợc đại diện cho công ty hợp vốn đơn giản, giao dịch với ngƣời thứ ba. Vì vậy, chỉ các thành viên nhận vốn mới là đối tƣợng đại diện cho công ty hợp vốn đơn giản.

Điều 115, Bộ Luật Thƣơng mại 1911 Nhật Bản, quy định: “thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn không có quyền quản lý và đại diện cho hợp danh hữu hạn”.

Điều 68, Luật Hợp danh (đã đƣợc sửa đổi năm 2006) của Trung Quốc: “một thành viên góp vốn không đƣợc thực hiện các công việc của hợp danh, cũng không đƣợc đại diện cho hợp danh hữu hạn với bên ngoài”.

Án lệ trƣớc đây tại Việt Nam cho rằng, “sự kiểm soát của ngƣời cấp vốn chỉ cho phép ngƣời này can thiệp trong nội bộ, chỉ có thể giao dịch với hội viên để bàn định công việc hội, nhƣng không đƣợc giao dịch với ngƣời đệ tam với tƣ cách đại diện cho hội.” [109, tr. 55-56]. Còn trong hội hợp tƣ đơn thƣờng, “chỉ các hội viên

thụ tƣ mới có tƣ cách thƣơng gia và họ mới có quyền quản lý và đại diện. Còn các hội viên xuất tƣ không có tƣ cách thƣơng gia nên không thể quản lý và đại diện cho hội” [111, tr. 801-805]. Còn dƣới quy định tại Điều 195, Bộ Luật Thƣơng mại 1972: “Hội viên xuất tƣ không có tƣ cách thƣơng gia”. Căn cứ Điều 171 của bộ luật này thì chỉ các hội viên thụ tƣ mới có tƣ cách thƣơng gia.

Hiện nay, quy định tại khoản 1, Điều 137, Luật Doanh nghiệp 2005 thì ngƣời quản lý của công ty hợp danh là tất cả các thành viên hợp danh và đồng thời các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty trong các quan hệ pháp luật. Hạn chế đối với thành viên hợp danh, trong việc thực hiện công việc kinh doanh của công ty, chỉ có hiệu lực với ngƣời thứ ba khi ngƣời này biết về hạn chế đó.

Mặt khác, Luật Doanh nghiệp 2005 còn quy định cụ thể các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) là những ngƣời có quyền đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nƣớc; đại diện với tƣ cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thƣơng mại... (Điều 137.4.đ).

Nhận xét về cơ chế đại diện của công ty hợp danh, có tài liệu viết: “thành viên hợp danh trực tiếp quản lý điều hành công ty. Vì vậy, bất kỳ thành viên hợp danh nào cũng có quyền đại diện cho công ty. Ngƣợc lại, công ty cũng có quyền đại diện cho các thành viên hợp danh.” [97, tr. 256].

Từ các quy định của công ty hợp danh thì đối với công ty hợp vốn đơn giản, ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty chính là các thành viên nhận vốn. Nói cách khác, cơ chế đại diện theo pháp luật của công ty hợp vốn đơn giản là cơ chế nhiều ngƣời đại diện (tập thể cùng đại diện). Thẩm quyền đại diện của thành viên nhận vốn có thể đƣợc ghi nhận vào Điều lệ của công ty hợp vốn đơn giản. Nếu Điều lệ công ty không quy định cụ thể về những hạn chế đối với quyền đại diện của thành viên nhận vốn thì ngƣời thứ ba có quyền cho rằng tất cả các thành viên nhận vốn đều có quyền thiết lập mọi giao dịch nhân danh công ty hợp vốn đơn giản. Mọi giao dịch đƣợc thiết lập bởi thành viên nhận vốn trong phạm vi các ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty đều làm phát sinh trách nhiệm của công ty. Nếu thành viên nhận vốn thực hiện hành vi ngoài phạm vi các ngành nghề kinh doanh đã đăng

ký của công ty hợp vốn đơn giản thì không thuộc trách nhiệm của công ty trừ khi đƣợc tất cả các thành viên nhận vốn còn lại chấp thuận.

Còn đối với thành viên góp vốn, pháp luật hầu hết các quốc gia trong đó có cả pháp luật Việt Nam đều không quy định cho các thành viên này có tƣ cách thƣơng nhân. Vì vậy, thành viên góp vốn không thể nhân danh công ty hợp vốn đơn giản giao dịch với bên ngoài. Nếu thành viên góp vốn tự đứng ra kinh doanh nhân danh cho công ty thì họ mất quyền hƣởng trách nhiệm hữu hạn và tƣ cách pháp lý của thành viên góp vốn sẽ chuyển sang thành thành viên nhận vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)