Thủ tục đăng ký kinhdoanh của công ty hợp vốn đơn giản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 100 - 103)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Thành lập công ty hợp vốn đơn giản

3.2.3. Thủ tục đăng ký kinhdoanh của công ty hợp vốn đơn giản

Hiện nay tại Việt Nam, hệ thống đăng ký kinh doanh đƣợc phân thành hai cấp là cấp tỉnh và cấp huyện (Điều 6, Nghị định 88/2006/NĐ-CP). Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tƣ gọi chung là phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Ở cấp huyện, việc đăng ký kinh doanh giao cho Phòng tài chính - Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế. Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các công ty và doanh nghiệp tƣ nhân, còn cấp huyện thì cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình và hợp tác xã.

Tìm hiểu trên phạm vi quốc tế, việc đăng ký kinh doanh của loại hình công ty hợp danh hữu hạn ở một số quốc gia thƣờng đƣợc quy định theo các thủ tục khác nhau. Chẳng hạn, pháp luật Hoa Kỳ cho rằng “sự khác biệt lớn trong việc thiết lập một hợp danh hữu hạn so với một hợp danh, đó là phải nộp giấy chứng nhận cho

một hợp danh hữu hạn với các thƣ ký của Bang. Trong khi đó, một hợp danh thì không cần phải đăng ký với Bang.” [140, p. 40]. Tài liệu khác cho biết, tại Hoa Kỳ: “công ty hợp danh đƣợc thành lập hết sức dễ dàng (có thể qua cái bắt tay của các nhà đầu tƣ).” [3, tr. 143].

Căn cứ mục a, Điều 201 (Section 201), Luật Hợp danh hữu hạn (ULPA) 2001, để thành lập một hợp danh hữu hạn, một giấy chứng nhận của hợp danh hữu hạn phải đƣợc gửi đến thƣ ký của bang để lƣu hồ sơ. Giấy chứng nhận phải nêu rõ:

(1) Tên của hợp danh hữu hạn; phải thực hiện theo mẫu;

(2) Đƣờng phố và địa chỉ gửi thƣ của văn phòng ban đầu, tên, đƣờng phố và địa chỉ gửi thƣ của các đại diện ban đầu cho quá trình dịch vụ;

(3) Họ tên, đƣờng phố và địa chỉ gửi thƣ của mỗi thành viên nhận vốn; (4) Cho dù hợp danh hữu hạn là một LLLP; và

(5) Bất kỳ thông tin bổ sung cần thiết.

Cũng tại Hoa Kỳ, “so với hợp danh, chi phí thành lập hợp danh hữu hạn còn đắt hơn” [157]. Và “nếu hợp danh hữu hạn không nộp giấy chứng nhận phù hợp, nó sẽ bị đối xử nhƣ là một hợp danh thông thƣờng. Điều này dẫn đến tất cả các thành viên góp vốn và thành viên nhận vốn sẽ nhƣ nhau, cùng phải chịu trách nhiệm cá nhân trên tất cả các khoản nợ của hợp danh.” [120, p. 454].

Tuy nhiên, theo quy định của Luật sửa đổi luật Hợp danh hữu hạn (RULPA) 2001, “các thành viên góp vốn không cần phải có tên trong giấy chứng nhận, cũng không phải tất cả họ đều phải ký tên vào giấy chứng nhận.” [132, p. 852].

Pháp luật NewZealand quy định: “Trƣớc khi bắt đầu kinh doanh, phải có giấy chứng nhận ghi nhận tại cơ quan đăng ký thuộc Tòa án gần nhất, nơi diễn ra kinh doanh chủ yếu của hợp danh hữu hạn. New Zealand yêu cầu một bản sao của chứng nhận đã đƣợc công bố một lần trong Công báo và hai lần trên một tờ báo xuất bản tại nơi gần nhất…” [129, p. 73].

Tại Anh quốc, một hợp danh hữu hạn phải đƣợc đăng ký với cơ quan đăng ký công ty. Pháp luật yêu cầu chi tiết các vấn đề:

(2)Tên của từng thành viên nhận vốn (general partner), (3)Tên của từng thành viên góp vốn (limited partner),

(4)Số lƣợng vốn đóng góp của từng thành viên góp vốn (và sự đóng góp bằng tiền mặt hoặc dƣới hình thức khác),

(5)Địa chỉ trụ sở kinh doanh chính đề xuất của hợp danh hữu hạn, và

(6)Giới hạn (nếu có) mà hợp danh hữu hạn đƣợc gia nhập (bắt đầu từ ngày đăng ký) [122, p. 36-37].

Pháp luật Anh quốc yêu cầu: “cho đến trƣớc khi việc đăng ký đƣợc thực hiện xong, tất cả các thành viên vẫn đƣợc coi là các thành viên nhận vốn” [119, p. 349]. Nhƣ vậy, chỉ đến sau khi việc đăng ký đã hoàn thành, các thành viên góp vốn mới đƣợc hƣởng chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài chính.

Còn tại Đức, đối với công ty hợp vốn đơn giản, việc thành lập cũng “cần phải ghi vào danh bạ thƣơng mại nhƣ công ty hợp danh. Trách nhiệm hữu hạn của ngƣời góp vốn bắt đầu từ khi ghi vào danh bạ thƣơng mại. Họ phải chịu trách nhiệm vô hạn với các hành vi trƣớc đó, nếu các chủ nợ không biết việc trách nhiệm hữu hạn” [41, tr. 53].

Tóm lại, pháp luật của nhiều quốc gia thƣờng yêu cầu công ty hợp vốn đơn giản phải đăng ký thành lập với cơ quan có thẩm quyền. Chỉ sau khi đƣợc cấp giấy chứng nhận, thành viên góp vốn mới đƣợc hƣởng chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn.

Căn cứ các quy định về công ty hợp danh tại Việt Nam hiện nay, đây là một loại hình công ty nên công ty hợp danh sẽ phải đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tƣ tại các tỉnh, thành phố nơi dự định đặt trụ sở của công ty. Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2005 về hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh sẽ gồm một số giấy tờ: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; Dự thảo Điều lệ công ty; Danh sách thành viên… [phụ lục 4]

Ngoài ra, công ty hợp danh còn phải lập danh sách thành viên hợp danh theo mẫu thống nhất và phải có các nội dung chủ yếu:“1. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, địa chỉ thường trú và các đặc điểm cơ bản khác của thành viên công ty hợp danh; 2. Phần vốn góp, giá trị vốn góp, loại tài sản, số lượng, giá trị của từng tài sản góp

vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty hợp danh;3. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.” (Điều 23, Luật Doanh nghiệp 2005).

Một số loại giấy tờ chứng thực cá nhân có thể phải nộp nhƣ: Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nƣớc… (Điều 18, Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh). Quy định từ Điều 10 đến Điều 13 của Nghị định 88/2006/ NĐ-CP và Điều 31 đến Điều 34 của Luật Doanh nghiệp 2005 về việc đặt tên cho doanh nghiệp thì công ty hợp danh không đƣợc sử dụng tên trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký thuộc cùng ngành nghề kinh doanh trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định là 10 ngày làm việc (Điều 15.2, Luật Doanh nghiệp 2005). Nếu có nội dung trong hồ sơ yêu cầu đăng ký kinh doanh không đầy đủ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản, yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung hồ sơ trong vòng 10 ngày làm việc. Sau khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong vòng 30 ngày, công ty hợp danh phải công bố các nội dung đăng ký kinh doanh trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp (Điều 28, Luật Doanh nghiệp 2005).

Ngoài ra, Thông tƣ 03/2006/TT-BKH của Bộ kế hoạch và đầu tƣ; Nghị định 88/2006/NĐ-CP; và cả Luật Doanh nghiệp 2005, thì ngay cả khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp vẫn cần phải thực hiện các thủ tục nhƣ: khắc dấu doanh nghiệp; đăng ký mã số thuế và mua hóa đơn giá trị gia tăng, đăng ký mã số hải quan, xin giấy phép kinh doanh (ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép)… Sau khi hoàn tất các thủ tục này, công ty mới có thể tiến hành kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)