Kiến nghị về hình thức pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 157 - 158)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2.4. Kiến nghị về hình thức pháp lý

Thiết nghĩ, một hệ thống pháp luật tiên tiến, hiện đại và hiệu quả luôn có sự chặt chẽ trong mọi quy định. Có thể chỉ vì một quy định không rõ ràng nhƣng lại mang đến những cách hiểu sai lệch, hoặc thậm chí đi ngƣợc với mục đích ban đầu là điều hết sức hạn chế. Từ đó cho thấy, các đạo luật khi ban hành không thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Vì vậy, trƣớc khi xây dựng một đạo luật bất kỳ luôn cần có sự nghiên cứu và điều tra rất kỹ lƣỡng.

Mở rộng phạm vi nghiên cứu để tìm hiểu quy định từ các quốc gia khác, hiện nay, “pháp luật các nƣớc trên thế giới chia hợp danh ra làm hai hay ba loại rõ ràng: hợp danh (Partnership), hợp danh hữu hạn (Limited Partnership) và hợp danh cổ phần (Limited Liability Partnership)” [55, tr. 147]. Khi so sánh với Việt Nam, thì có thể dễ dàng nhận thấy cả Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005, đều không tách bạch rõ ràng giữa công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản nên công ty hợp danh của Việt Nam đã pha trộn cả đặc điểm của hai loại hình công ty kể trên. Có thể nói, công ty hợp danh tại Luật Doanh nghiệp hiện nay là một loại hình công ty rất “đặc biệt” nếu so sánh với hình mẫu truyền thống về công ty hợp danh tại nhiều quốc gia hay của pháp luật thời kỳ trƣớc ở Việt Nam.

Hơn một lần, luận án đã trình bày và phân tích về hình thức pháp lý của công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản [phần 2.1.1]. Có lẽ ít có quốc gia nào pháp

luật lại quy định theo kiểu gộp cả hai loại hình công ty đan xen với nhau để tạo thành một loại công ty. Mặc dù, dấu vết của sự không rõ ràng đã bắt đầu kể từ Luật Doanh nghiệp 1999 cho đến Luật Doanh nghiệp 2005 và cả Luật Doanh nghiệp sửa đổi bổ sung năm 2009. Ngay cả hiện nay, chúng ta đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp nhƣng trong lần trình bản dự thảo Luật Doanh nghiệp lên Quốc hội gần đây nhất (sáng 26/5/2014), thì mặc dù đã bổ sung tới 57 Điều luật mới nhƣng vẫn không hề có sự đả động đến sự tách bạch hình thức pháp lý của loại hình công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. “So với Luật Doanh nghiệp 2005, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cơ bản giữ nguyên cấu trúc” [147].

Vì vậy, có lẽ cần thiết nhanh chóng có sự nhìn nhận lại loại hình công ty hợp danh. Thực tiễn quy định của pháp luật các quốc gia khác và từ sự nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học pháp lý của Việt Nam cũng đã chỉ ra và khẳng định rõ ràng: công ty hợp danh trong Luật Doanh nghiệp luôn bao gồm cả loại hình công ty hợp vốn đơn giản. Bởi vậy, thêm một lần nữa, luận án nhấn mạnh tới vấn đề phải tách bạch rõ ràng hình thức pháp lý của hai công ty này. Chúng ta có thể xây dựng một chế định pháp luật riêng biệt về công ty hợp vốn đơn giản trong Luật Doanh nghiệp để phân biệt với công ty hợp danh. Điều này sẽ đƣa công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản về đúng với hình thức pháp lý vốn có của chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 157 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)