Điều kiện chấm dứt tồn tại của công ty hợp vốn đơn giản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 121 - 122)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.5. Chấm dứt tồn tại của công ty hợp vốn đơn giản

3.5.1. Điều kiện chấm dứt tồn tại của công ty hợp vốn đơn giản

3.5.1.1. Điều kiện tiến hành giải thể

Điều kiện áp dụng chung đối với bất kỳ doanh nghiệp đang hoạt động dƣới sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005: “Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác” (Điều 157.2).

Nhƣ đã trình bày, mang bản chất của loại hình công ty đối nhân nên đối với công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản, việc xác định khi nào các công ty này đã thanh toán hết các nghĩa vụ tài sản là rất khó khăn. Một số giả thiết có thể xảy ra nếu công ty hợp vốn đơn giản áp dụng theo thủ tục giải thể doanh nghiệp:

(i) Giả thiết một, công ty hợp vốn đơn giản đƣợc giải thể khi thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác: nếu công ty hợp vốn đơn giản đủ khả năng tự thanh toán nợ thì sẽ đƣợc áp dụng thủ tục giải thể doanh nghiệp. Nếu không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ thì theo khoản 2, Điều 157 của Luật Doanh nghiệp 2005, công ty không đủ điều kiện để đƣợc tiến hành giải thể.

(ii) Giả thiết hai, công ty hợp vốn đơn giản không đủ khả năng tự trả các khoản nợ nhƣng các thành viên nhận vốn cùng nhau đem tài sản ra thanh toán nợ cho công ty: nếu tài sản của các thành viên nhận vốn đủ để thanh toán các khoản nợ thì công ty hợp vốn đơn giản đã đủ điều kiện để tiến hành giải thể.

(iii) Giả thiết ba, tài sản của công ty hợp vốn đơn giản và cả tài sản của các thành viên nhận vốn vẫn không đủ để thanh toán các khoản nợ: chủ nợ phải gửi yêu cầu đòi nợ đến Tòa án để mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp vốn đơn giản.

Tóm lại, là những ngƣời bảo lãnh liên đới và chịu trách nhiệm vô hạn cho công ty hợp vốn đơn giản, chỉ đến khi các thành viên nhận vốn không thể thanh toán đƣợc hết số nợ, công ty hợp vốn đơn giản mới bị coi là không còn khả năng thanh toán nợ. Còn thành viên góp vốn, nhờ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản, thành viên góp vốn đƣơng nhiên thoát khỏi các yêu cầu đòi nợ từ phía chủ nợ.

3.5.1.2. Điều kiện áp dụng thủ tục phá sản

Trƣớc đây, điều kiện mở thủ tục phá sản: “doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn” [90, Điều 2].

Hiện nay, điều kiện mở thủ tục phá sản áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp và các hợp tác xã: “doanh nghiệp hay hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”[91, Điều 3].

Căn cứ vào phạm vi áp dụng của Luật Phá sản 2004, công ty hợp vốn đơn giản cũng sẽ là đối tƣợng chịu sự điều chỉnh của luật này. Điều kiện mở thủ tục phá sản sẽ xảy ra trong trƣờng hợp nếu công ty và các thành viên nhận vốn không đủ khả năng để thanh toán các nghĩa vụ tài chính cho các chủ nợ. Nói cách khác, nó sẽ đƣợc thi hành một khi công ty hợp vốn đơn giản không đáp ứng đƣợc các điều kiện để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp theo những quy định tại khoản 2, Điều 157 của Luật Doanh nghiệp 2005.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)