Nhóm nguyên tắc chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 91 - 93)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Các nguyên tắc của công ty hợp vốn đơn giản

3.1.1. Nhóm nguyên tắc chung

(i) Nguyên tắc tự do, tự nguyện tham gia thành lập và rời khỏi công ty. “Quyền tự do nói chung và tự do kinh doanh nói riêng không chỉ là mục tiêu của xã hội văn minh, mà còn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ xã hội, sự phát triển của nền kinh tế và nâng cao mức sống của ngƣời dân” [95, tr. 3]. Để nâng cao quyền tự do, pháp luật thƣờng cho phép mọi cá nhân khi có đủ các điều kiện đều có quyền tự do kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh còn là một quyền hiến định: “Nhà nƣớc khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, cá nhân đầu tƣ sản xuất, kinh doanh…” [89, Điều 51.3].

Nguyên tắc tự nguyện thể hiện qua việc tham gia hoặc rời khỏi công ty thƣờng đƣợc quyết định bởi ý thức tự nguyện của mỗi thành viên. Đây còn là tinh thần của pháp luật dân sự: “các bên tham gia hoàn toàn tự do, tự nguyện và không bên nào đƣợc áp đặt, cấm đoán, cƣỡng ép hay đe dọa bên nào.” [80, Điều 4].

Nhƣ vậy, việc tham gia vào công ty hợp vốn đơn giản phải xuất phát trên tinh thần tự do và tự nguyện của từng thành viên. Không có chủ thể nào có quyền áp đặt lên ý chí của các thành viên khi họ tham gia hoặc rời khỏi công ty.

(ii) Nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của công ty.

Với cơ chế đại diện, chỉ có một số ít thành viên đƣợc lựa chọn mới có thể tham gia quản lý điều hành công ty. Nhƣ vậy, cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát những thành viên đó, tránh tình trạng họ trục lợi hoặc tiến hành các hành vi vi phạm pháp luật. Yêu cầu của nguyên tắc này là mọi hoạt động của công ty cần ghi chép và báo cáo công khai trƣớc các thành viên khác khi cần thiết.

Đối với công ty hợp vốn đơn giản, về nguyên tắc, các thành viên góp vốn không đƣợc phép tham gia quản lý, điều hành và đại diện cho công ty hợp vốn đơn giản nhƣ thành viên nhận vốn. Chỉ có tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch thì tất cả các quyết định của Hội đồng thành viên đều sẽ phải ghi vào sổ biên bản của công ty hợp vốn đơn giản. Qua đó, bảo đảm quyền lợi và tạo dựng niềm tin giữa các thành viên cho dù họ không trực tiếp tham gia quản lý công ty.

(iii) Nguyên tắc tuân thủ nghiêm minh pháp luật và điều lệ công ty.

Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả các thành viên công ty nên nó có giá trị buộc tất cả thành viên đều phải tôn trọng và thực hiện đầy đủ. Ngoài việc tuân thủ Điều lệ công ty hợp vốn đơn giản, đƣơng nhiên các thành viên còn phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

(iv) Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng chia lợi nhuận.

Yêu cầu của nguyên tắc: công ty hợp vốn đơn giản phải tự quyết định phƣơng án kinh doanh, hình thức và thời điểm huy động vốn, sử dụng tài sản, tự tìm kiếm thị trƣờng, khách hàng, tự nhân danh ký kết và thực hiện hợp đồng… Trong quá trình hoạt động, công ty hợp vốn đơn giản cũng phải tự mình chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự quyết định việc phân chia lợi nhuận cho các thành viên theo tỷ lệ đóng góp sau khi đã thực hiện đầy đủ các khoản nghĩa vụ của công ty đối với pháp luật.

(v) Nguyên tắc nhất trí trong điều hành và hoạt động công ty.

Nguyên tắc nhất trí còn đƣợc gọi là nguyên tắc quyết định theo đa số. Nguyên tắc này thể hiện qua việc quyết định các vấn đề quan trọng của công ty hợp vốn đơn giản, phải đƣợc sự chấp thuận của tất cả các thành viên. Hiệu quả của

nguyên tắc nhất trí, làm giảm tình trạng đa số phải phục tùng thiểu số và làm cho các thành viên ý thức hơn về các quyền và nghĩa vụ của họ tại công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 01 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)