Xây dựng lực lượng thanh tra chuyên trách thực hiện thanh,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 106 - 108)

kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam là chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo đảm pháp luật lao động được thực hiện trong thực tế, xử lý những vi phạm do NLĐ nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật lao động. Tuy nhiên, hiện nay số lượng NLĐ nước ngoài vi phạm pháp luật lao động Việt Nam đặc biệt là các hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép lao động chiếm số lượng lớn, trong khi lực lượng thanh tra có hạn. Do đó công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với NLĐ nước ngoài tại Việt Nam hiện nay vừa kém hiệu

quả vừa chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước về lao động đối với lực lượng lao động này.

Hiện nay, đội ngũ thanh tra lao động còn rất ít, mỗi Sở Lao động Thương binh và Xã hội chỉ có từ 3 đến 5 thanh tra, đặc biệt chưa có đội ngũ thanh tra lao động chuyên trách làm công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với NLĐ nước ngoài vi phạm pháp luật lao động Việt Nam. Với số lượng thanh tra lao động như hiện nay thì để tiến hành thanh tra được tất cả các doanh nghiệp phải mất vài chục năm, các thanh tra viên mới có thể thanh tra tại các doanh nghiệp đó lần thứ hai. Như vậy sẽ không đảm bảo được yêu cầu thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên một địa bàn có quy mô lớn, với số lượng các đơn vụ sử dụng NLĐ nước ngoài ngày càng tăng cao. Do đó, Nhà nước cần phải có sự tăng cường đội ngũ thanh tra lao động và xây dựng đội ngũ thanh tra lao động chuyên trách để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý về lao động đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Thêm vào đó, cần thành lập hệ thống thanh tra lao động chuyên biệt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Lao động là lĩnh vực có nhiều chuyên biệt riêng đòi hỏi các nội dung kỹ thuật đặc thù vì thế việc thành lập đơn vị thanh tra lao động chuyên biệt là cần thiết, cần bố trí các cán bộ đáp ứng được yêu cầu nội dung thanh tra như vậy sẽ giúp tăng cường thẩm quyền của hệ thống thanh tra.Nhà nước cần xem xét thành lập hệ thống thanh tra lao động tại cấp Bộ và Sở LĐTBXH với chức năng tách biệt khỏi Thanh tra Bộ, Sở.

Ngoài ra, các cơ quan, ban ngành có liên quan cần xây dựng quy trình và chương trình, kế hoạch riêng biệt cho hệ thống thanh tra lao động đối với NLĐ nước ngoài tập trung các khu vực, các lĩnh vực có nguy cơ vi phạm cao, không thanh tra dàn trải đồng thời tăng cường lồng ghép nội dung thanh tra lao động trong các đoàn thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)