Khái niệm xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 31 - 33)

1.2. Khái niệm vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động

1.2.2. Khái niệm xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao

động nước ngoài

Vi phạm pháp luật là một xử sự phi xã hội, chống lại trật tự xã hội, gây tác hại cho lợi ích xã hội, cho từng thành viên và tổ chức của nó. Để bảo vệ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa thì ngăn ngừa vi phạm pháp luật là một trong những hoạt động chính của nhà nước và xã hội. Bên cạnh khái niệm “Vi phạm pháp luật” cũng cần thiết phải nghiên cứu một khái niệm cơ bản khác có liên quan mật thiết đến vấn đề này, đó là khái niệm “Xử lý vi phạm pháp luật”. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường thì vấn đề vi phạm pháp luật là khó tránh khỏi. Vì vậy phải xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm nhằm hạn chế sự vi phạm và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của sự vi phạm đó đối với xã hội.

thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước – nơi tiếp nhận lao động thông qua các hoạt động xử lý vi phạm pháp luật lao động. Hay nói cách khác, việc xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với NLĐ nước ngoài chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật lao động do NLĐ nước ngoài thực hiện, là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật lao động mà NLĐ nước ngoài đã thực hiện. Để việc xử phạt vi phạm pháp luật đạt hiệu quả cao thì phải tuân theo những yêu cầu cơ bản chung cho tất cả các loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người vi phạm nói chung và NLĐ nước ngoài nói riêng vi phạm pháp luật lao động đó là: đảm bảo tính giáo dục và sự phát triển hài hòa, ổn định của quan hệ lao động và thị trường lao động. Mỗi vi phạm pháp luật lao động của các chủ thể nói chung và NLĐ nước ngoài nói riêng nhất thiết phải dẫn đến việc xử phạt.

Xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với NLĐ nước ngoài là nhằm bảo vệ và tạo điều kiện cho môi trường lao động phát triển lành mạnh, đảm bảo cho quá trình điều chỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và có hiệu quả. Việc xử phạt vi phạm pháp luật lao động chủ yếu do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cơ quan quản lý nhà nước về lao động, Tòa án…) áp dụng đối với các cá nhân NLĐ vi phạm pháp luật lao động của nước tiếp nhận lao động. Tức là áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã được nước tiếp nhận lao động quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước đó. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm đối với NLĐ nước ngoài đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lao động luôn đem lại những hậu quả bất lợi cho NLĐ nước ngoài vi phạm.

Pháp luật của nước tiếp nhận lao động thường có quy định chặt chẽ về chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật lao động, về trình tự, thủ tục tiến hành xác định và xử lý vi phạm pháp luật lao động, về các biện pháp cưỡng chế, chế tài được phép áp dụng đối với NLĐ nước ngoài thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật lao động của nước tiếp nhận lao động.

Dựa trên cơ sở phân tích trên, có thể hiểu: Xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với NLĐ nước ngoài là tổng thể các hoạt động của nước tiếp nhận lao động nhằm áp dụng những biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật lao động của nước này đối với hành vi trái pháp luật lao động và có lỗi, do NLĐ nước ngoài có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các xâm hại tới quan hệ lao động và các quan hệ có liên quan đến quan hệ lao động được pháp luật lao động của nước tiếp nhận lao động bảo vệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)