Đặc điểm của người lao động nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 25 - 27)

1.1. Khái niệm, đặc điểm của người lao động nước ngoài

1.1.2. Đặc điểm của người lao động nước ngoài

Dựa trên khái niệm trên, có thể thấy NLĐ nước ngoài có những đặc điểm cơ bản sau:

- Về mục đích, hành vi của NLĐ nước ngoài đến các quốc gia sở tại hay còn gọi là nước tiếp nhận lao động là nhằm tìm việc làm có hưởng lương. Mục đích này nhằm phân biệt với các hành vi ra nước ngoài của một số người đến các quốc gia khác để du lịch, học tập, chữa bệnh, thực hiện các hoạt động tình nguyện… và những người này không được coi là NLĐ.

- Về nhân thân: NLĐ nước ngoài là người không mang quốc tịch của quốc gia sở tại. Họ có thể có quốc tịch của nước khác, có quốc tịch một vài nước hoặc là người không có quốc tịch của nước nào.Đây là đặc điểm nhằm phân biệt NLĐ nước ngoài và NLĐ của chính quốc gia sở tại nơi NLĐ nước ngoài làm việc.

- Về tính hợp pháp của hành vi: NLĐ nước ngoài có thể đến cư trú một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp, trong đó tình trạng bất hợp pháp ngày càng gia tăng. Nhiều trường hợp người di cư vào lãnh thổ của một nước bất hợp pháp bằng đường bộ, đường hàng không hoặc đường biển; một số sử dụng giấy tờ giả mạo hoặc giả mạo, những người khác cố gắng để nhập cư bất hợp pháp hoặc sử dụng các mạng lưới tội phạm có tổ chức, cụ thể là mạng lưới buôn lậu hoạt động vì lý do phi nhân đạo và khai thác người nước ngoài theo hình thức buôn người; một phần đáng kể của cư dân bất hợp pháp vào một cách hợp pháp với một thị thực hợp lệ hoặc theo một chế độ miễn thị thực, nhưng tìm cách ở lại quá hạn hoặc thay đổi mục đích cư trú mà không có sự chấp thuận của chính quyền.

- Về sự di chuyển: NLĐ nước ngoài đến các quốc gia sở tại làm việc thì tất yếu phải có quá trình cá nhân NLĐ phải có sự di chuyển về mặt cơ học đến từ một lãnh thổ khác đến nước sở tại và cư trú trên lãnh thổ quốc gia sở tại để thực hiện công việc, và sử dụng sức lao động để hoàn thành công việc. Do đó họ phải tiến hành các thủ tục nhập cảnh vào quốc gia sở tại khi đến làm việc và xuất cảnh khi ra khỏi các quốc gia sở tại. Như vậy họ còn là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại theo quy định pháp luật của quốc gia sở tại.

- Về ngôn ngữ, văn hóa và lối sống: NLĐ nước ngoài làm việc tại quốc gia sở tại có tiếng nói khác nhau do xuất xứ từ các nước khác nhau và đa phần họ đều không thông thạo ngôn ngữ của quốc gia sở tại, đây là một trở ngại trong quá trình họ giao tiếp với cộng đồng và trong quá trình thực hiện công việc. Mặt khác, sự di chuyển của họ cũng đã mang theo những nét văn hóa, lối sống của đất nước nơi họ sinh sống trước đây. Đây cũng là nét khác biệt đối với lực lượng lao động này, vì vậy có thể có những khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp và văn hóa ứng xử của người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc.

- Về hệ thống pháp luật điều chỉnh: NLĐ nước ngoài chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật. Đó là các quy định của pháp luật quốc gia sở tại và hệ thống pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch, các công ước quốc tế mà hai quốc gia có tham gia và các Hiệp định song phương, đa phương mà các bên cùng ký kết có liên quan đến vấn đề này. Chính sự điều chỉnh của các khuôn khổ luật pháp quốc tế, các công ước quốc tế trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)