Các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 59)

2.2. Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật lao động đối vớ

2.2.1. Các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với ngườ

lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam

Pháp luật Việt Nam quy định khi áp dụng các quy định bao gồm cả việc áp dụng các chế tài, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng đối với NLĐ nước ngoài (không thuộc đối tượng hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ) đều dựa trên nguyên tắc đối xử quốc gia, tôn trọng

quyền của công dân nước ngoài. Theo đó, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, bất cứ người nào vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử lý theo pháp luật Việt Nam, tuỳ theo mức độ mà bị xử lý về hành chính hoặc hình sự, bồi thường dân sự. Trường hợp NLĐ nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam là công dân của nước đã ký kết Điều ước song phương với Việt Nam hoặc cùng tham gia Điều ước đa phương, thì việc xử lý vi phạm pháp luật lao động sẽ được giải quyết theo quy định tại các Điều ước quốc tế đó. Theo đó, NLĐ nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật lao động thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lao động thì NLĐ nước ngoài phải bồi thường.

- Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính

Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính đối với NLĐ nước ngoài vi phạm được quy định chủ yếu tại Điều 22 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài gồm các hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất và các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, khắc phục hậu quả.

Đối với hình thức trục xuất, đây là hình thức xử phạt được áp dụng riêng với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam. Theo Khoản 1 Điều 27 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [26, Điều 27]. Trục xuất vừa là hình thức phạt chính vừa là hình thức phạt bổ sung. Trục xuất là hình thức phạt độc lập hoặc áp dụng cùng với hình thức phạt bổ sung

tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Theo Điều 22 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Điều 18 Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05/09/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định, áp dụng biện pháp trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi làm việc nhưng không có giấy phép lao động, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.

Việc trục xuất NLĐ nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục. Theo Nghị định 112/2013/NĐ- CP ngày 02/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì hình thức trục xuất theo thủ tục hành chính NLĐ nước ngoài vi phạm pháp luật lao động Việt Nam được áp dụng như sau:

Về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với NLĐ nước ngoài [26, Điều 39].

Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:

Cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi ngay tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở Trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm

được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hồ sơ gồm có: Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị trục xuất; Tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật hành chính; Các hình thức xử lý đã áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm); Văn bản đề nghị trục xuất [8, Điều 6].

Quyết định xử phạt trục xuất, trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, chuyển đến Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết [8, Điều 7].

Quyết định xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành. Quyết định xử phạt trục xuất phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh [8, Điều 7].

Quyền của người bị trục xuất, được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành; Được liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước mà mình là công dân để được bảo vệ, trợ giúp; Được thực hiện các chế độ quy định trong thời gian chờ làm thủ tục trục xuất; Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; Được khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo [8, Điều 8].

Nghĩa vụ của người bị trục xuất, phải hực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định trục xuất; Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất; Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp không tự nguyện chấp hành, sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính [8, Điều 8].

- Biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự:

Biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với NLĐ nước ngoài được áp dụng đối với các trường hợp NLĐ nước ngoài vi phạm pháp luật lao động Việt Nam đến mức cấu thành tội phạm. Hiện nay, pháp luật hình sự Việt Nam không quy định cụ thể về các trường hợp hành vi vi phạm pháp luật lao động chuyển hóa thành tội phạm cũng như các tội phạm trong lĩnh vực lao động cũng được quy định rất hạn chế đồng thời không quy định rõ về các tội phạm áp dụng đối với NLĐ nước ngoài khi vi phạm pháp luật lao động Việt Nam đến mức cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự thì có thể thấy rõ NLĐ nước ngoài khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật lao động Việt Nam có mức độ nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính về chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng với trường hợp NLĐ nước ngoài vi phạm pháp luật lao động Việt Nam có dấu hiệu tội phạm thì khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với NLĐ nước ngoài, nếu xét thấy hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử

phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự theo các trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với NLĐ nước ngoài, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt đối với NLĐ nước ngoài vi phạm pháp luật lao động Việt Nam thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự đối với NLĐ nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật lao động Việt Nam thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến. Trường hợp nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành đối với NLĐ nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật lao động Việt Nam và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động do NLĐ nước ngoài thực hiện và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt có liên quan cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho NLĐ nước

Theo quy định Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao [24, Điều 5]. Khi NLĐ nước ngoài vi phạm pháp luật lao động của Việt Nam, các cơ quan chức năng của địa phương phải tiến hành thủ tục điều tra, truy tố, xét xử đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Về các hình phạt, NLĐ nước ngoài khi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam cũng bị áp dụng các hình phạt tương tự như đối với công dân Việt Nam, theo đó tùy trường hợp phạm tội cụ thể mà NLĐ nước ngoài có thể bị áp dụng các hình phạt theo quy định tại Bộ luật hình sự Nước CHXHCNVN như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tử hình hoặc bị áp dụng các biện pháp tư pháp khác, riêng biện pháp trục xuất được áp dụng riêng đối với NLĐ nước ngoài, đây là hình phạt có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.

Biện pháp trục xuất theo thủ tục hình sự, trường hợp trục xuất là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung trong trường hợp hình phạt chính là phạt tiền,Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án; trường hợp trục xuất là hình phạt bổ sung thì quyết định thi hành án phải ghi đầy đủ hình phạt chính, hình phạt bổ sung [25, Điều 96].

Khi ban hành quyết định thi hành án phạt trục xuất là hình phạt chính, Toà án phải gửi ngay quyết định cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh và Viện kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải tống đạt

quyết định thi hành án cho người chấp hành án và thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người chấp hành án là công dân hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam. Trường hợp người chấp hành án đang bị tạm giam thì phải gửi quyết định này cho trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi đang tạm giam người đó để tống đạt cho người chấp hành án. Trường hợp phạm nhân có hình phạt bổ sung là trục xuất thì 02 tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù, Giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho phạm nhân đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi trại giam đóng. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người chấp hành án phạt trục xuất là công dân hoặc cơ quan đại diện tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam [25, Điều 97].

Trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp hành án phạt trục xuất phải lưu trú tại nơi được cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chỉ định. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú của Bộ Công an nếu thuộc một trong các trường hợp: Không có nơi thường trú, tạm trú; Nhập cảnh trái phép hoặc phạm các tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; Tự ý rời khỏi nơi lưu trú được chỉ định hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền; Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)