Quy định về các hành vi vi phạm pháp luật lao động của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 36 - 38)

1.3. Pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật lao động đối vớ

1.3.2. Quy định về các hành vi vi phạm pháp luật lao động của

lao động nước ngoài

Tình trạng NLĐ nước ngoài vi phạm các quy định pháp luật lao động của nước tiếp nhận lao động ngày càng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Một số NLĐ nước ngoài di cư vào lãnh thổ của một nước bất hợp pháp bằng đường bộ, đường hàng không hoặc đường biển, từ đó nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt hành vi vi phạm pháp luật lao động không đáp ứng tiêu chuẩn về điều kiện của NLĐ nước ngoài theo chính sách của nước tiếp nhận lao động tăng đột biến. Một số lao động sử dụng giấy tờ giả mạo hoặc giả mạo, những người khác cố gắng để nhập cư bất hợp pháp hoặc sử dụng các mạng lưới tội phạm có tổ chức, cụ thể là mạng lưới buôn lậu hoạt động vì lý do phi nhân đạo và khai thác người nước ngoài theo hình thức buôn người. Một phần đáng kể NLĐ nước ngoài di cư một cách bất hợp pháp bằng thị thực hợp lệ hoặc theo một chế độ miễn thị thực, nhưng tìm cách ở lại quá hạn hoặc thay đổi mục đích cư trú mà không có sự chấp thuận của chính quyền.

Các hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài theo chính sách pháp luật của nước tiếp nhận lao động đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội của các nước, làm gia tăng các tệ nạn xã hội, làm mất an toàn xã hội, gây ra tình trạng thiếu việc làm cho người dân sở tại và NLĐ nước ngoài nhập cư hợp pháp.

Các hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài thường xảy ra đa dạng, có thể là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hành vi vi phạm kỷ luật đồng thời vi phạm pháp luật lao động, hành vi gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức hoặc ở mức độ cao hơn là hành vi vi phạm pháp luật lao động đó thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm và bị xử lý hình sự. Các hành

vi vi phạm này thường được quy định tại các văn bản pháp luật về vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, luật hình sự, luật lao động hoặc tại một số văn bản khác có liên quan. Theo đó, có thể được phân thành các nhóm hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài như sau:

Nhóm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, các hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính thường liên quan đến các quy định về quản lý lao động của nước tiếp nhận lao động, đây là những hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Những hành vi vi phạm này được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính với những chế tài xử phạt hành chính nhất định. Ví dụ như hành vi không có giấy phép lao động hoặc có giấy phép lao động nhưng thực tế không đáp ứng được các tiêu chuẩn về lực lượng lao động nước ngoài theo chính sách của nước tiếp nhận lao động; cư trú một cách bất hợp pháp thông qua các đường mòn ven biên giới; không có hộ chiếu, thị thực, cư trú nhưng không đăng ký với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước mà họ đến làm việc; NLĐ nước ngoài thực tế không làm việc tại doanh nghiệp/địa phương đăng ký; thời hạn cấp giấy phép lao động dài hơn so với thời gian làm việc thực tế; NLĐ nước ngoài thực hiện công việc không đúng giấy phép lao động, hoạt động các ngành nghề không được phép hoặc không có chứng chỉ hành nghề.v.v.

Nhóm các hành vi vi phạm pháp luật lao động gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức. Đây là trường hợp NLĐ nước ngoài thực hiện các hành vi gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình làm việc tại nước tiếp nhận lao động, theo quy định của pháp luật họ phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Các hành vi thuộc nhóm này, có thể xác định như các hành vi NLĐ nước ngoài thực hiện các công việc không có chứng chỉ hành nghề hoặc trình độ

chuyên môn đặc biệt liên quan đến lĩnh vực khám chữa bệnh, thẩm mỹ gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác; hành vi vô ý hoặc cố ý làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp, tổ chức khác hoặc thiệt hại về tài sản, sức khỏe đối với các cá nhân.v.v. và phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại theo quy định để bù đắp tổn thất do hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài gây ra.

Các hành vi vi phạm pháp luật lao động cấu thành tội phạm, đây là trường hợp NLĐ nước ngoài thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật lao động của nước tiếp nhận lao động thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động. Pháp luật hình sự các nước thường quy định việc xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài như các tội liên quan đến xâm hại tài sản của người sử dụng lao động như tội cố ý hủy hoại tài sản; tội hành nghề trái phép, các tội liên quan đến việc lạm dụng quyền đình công lôi kéo những người khác chống đối nhà nước, chống phá chính quyền của nước tiếp nhận lao động.v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)