Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 73 - 75)

2.3. Đánh giá chung về thực trạng vi phạm và xử lý vi phạm

2.3.1. Những kết quả đạt được

Bộ luật lao động năm 2012, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan đã quy định rõ hơn về các hành vi vi phạm pháp luật lao động, thẩm quyền, hình thức, xử phạt NLĐ nước ngoài vi phạm đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài. Trên cơ sở những quy định đó về việc xử phạt của các cơ quan có thẩm quyền trong những năm qua đã có những tác động tích cực đến việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động. Qua các cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các doanh nghiệp, NLĐ nước ngoài đã phần nào nhận thức và ý thức chấp hành tốt hơn các quy định của pháp luật. Qua đó, góp phần khắc phục một số nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh vi phạm pháp luật lao động đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cụ thể như sau:

Về mặt pháp luật, các quy định về quản lý NLĐ nước ngoài ở Việt Nam nói chung và các quy định về các hành vi vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động được chính thức hình thành từ năm 2000, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập. Lực lượng NLĐ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng đã góp phần phát triển kinh tế nước nâng cao trình độ và chuyển giao tác phong công nghiệp cho NLĐ nước ngoài trong nước. Hệ thống pháp luật, chính sách đối với NLĐ nước ngoài cơ bản đã bao trùm tất cả các khía cạnh quản lý lao động, là cơ sở pháp lý quan trọng

để các cơ quan quản lý tổ chức, quản lý NLĐ nước ngoài. Việc thực thi chính sách, pháp luật đối với NLĐ nước ngoài đã được các cơ quan chức năng tại các địa phương cơ bản thực hiện đúng quy định. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị định hướng dẫn thi hành Luật về quản lý NLĐ nước ngoài, nghị định bổ sung sửa đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, như xuất nhập cảnh, lao động từ đó quy định bảo vệ quyền lợi cũng như quy định rõ nghĩa vụ của NLĐ nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt, chính sách về lao động đã được ban hành tương đối đầy đủ và từng bước phù hợp với luật pháp quốc tế, tình hình thực tiễn của Việt Nam góp phần thúc đẩy việc làm cho lao động trong nước và bảo đảm an ninh quốc gia.

Về công tác quản lý và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với NLĐ nước ngoài, các hoạt động quản lý lao động đối với NLĐ nước ngoài cũng có nhiều ưu điểm nhất định. Công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, giúp cho các cấp, các ngành nhận thức đầy đủ, rõ ràng và thực hiện đúng quy định của pháp luật về chủ trương, chính sách quản lý NLĐ nước ngoài. Về hệ thống văn bản pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc tuyển dụng và quản lý NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam được ban hành đầy đủ và đồng bộ. Các cơ quan ở địa phương đã tích cực, chủ động trong việc triển khai tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, nhà thầu và chủ đầu tư thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về NLĐ nước ngoài; tổ chức kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng NLĐ nước ngoài làm việc trên địa bàn; phối hợp giữa Sở, ban, ngành có liên quan tại địa phương trong việc quản lý NLĐ nước ngoài, nhiều địa phương đã xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành trong việc quản lý NLĐ nước ngoài. Việc xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định,

nhiều trường hợp NLĐ nước ngoài vi phạm pháp luật lao động đã bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)