Quy định của pháp luật Việt Nam về các hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 48)

2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật lao động của người lao

2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về các hành vi vi phạm

nước ngoài làm việc tại Việt Nam

2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về các hành vi vi phạm pháp luật lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam luật lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Trong quá trình phát triển xã hội nói chung và phát triển lao động - việc làm nói riêng, sự giao lưu, trao đổi và học hỏi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm giữa lao động các nước là điều tất yếu xảy ra. Do đó, để nâng cao chất lượng nhân lực và phát triển việc làm, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nước ngoài và các tổ chức quốc tế theo đúng quan điểm của Chiến lược phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020: “tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực” [5]. Việt Nam chú trọng thu hút lao động chuyên gia, lao động có kỹ năng vào Việt Nam làm việc nhằm chuyển giao công nghệ, trao đổi kiến thức, kỹ năng và đào tạo cho lao động Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, có rất nhiều NLĐ nước ngoài không thuộc các đối tượng trên vào Việt Nam làm việc dưới nhiều hình thức hợp pháp và bất hợp pháp, gây ảnh hưởng xấu tới văn hóa, xã hội, tạo sức ép về việc làm, thu nhập đối với lao động Việt Nam. Để đảm bảo phát triển đất nước cần thiết phải có cơ chế chính sách nhằm quản lý cũng như xử lý các vi phạm pháp luật lao động đối với NLĐ nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Nếu công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với NLĐ nước ngoài tốt sẽ đáp ứng đúng mục tiêu phát triển của Việt Nam, nếu để tình trạng lao động bất hợp pháp, lao động không phải chuyên gia vào làm việc ồ ạt không những chỉ

ảnh hưởng đến chính trị, gây mất trật tự xã hội mà còn gây sức ép về việc làm, thu nhập tới lao động Việt Nam làm chậm quá trình phát triển xã hội của Việt Nam. Vì vậy, trước tình trạng NLĐ nước ngoài vi phạm pháp luật lao động Việt Nam ngày càng tăng không chỉ giới hạn ở một doanh nghiệp, một địa phương mà còn xảy ra trên phạm vi rộng, việc quy định các hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam là vấn đề quan trọng và cần thiết, tạo ra cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm.

Theo đó, Bộ luật lao động năm 2012, Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hô ̣i hướng dẫn Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ về vị trí công việc được sử dụng và cấp giấy phép cho lao động là công dân nước ngoài ; Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 08/7/2014 của Chính phủ có quy định cụ thể về điều kiện đối với lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; Bộ luật hình sự năm 2009, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản pháp lý liên quan đã được ban hành nhằm đáp ứng một cách cơ bản yêu cầu về một hành lang pháp lý cần thiết cho việc xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay.

Cụ thể, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về quản lý lao động đối với NLĐ nước ngoài đã được hình thành tại các đạo luật quan trọng, thể hiện rõ nguyên tắc tiếp nhận NLĐ nước ngoài cũng như quy định quyền và nghĩa vụ của công dân nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam, các hành vi vi phạm

pháp luật lao động Việt Nam của NLĐ nước ngoài cũng được quy định khá đầy đủ và chi tiết tại các văn bản quy phạm pháp luật. Tại Hiến pháp đã quy định: "Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam" [28, Điều 48]. Tiếp đó, Bộ luật lao động đã quy định rõ đối tượng, thủ tục cho phép NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, BHXH, giải quyết tranh chấp lao động đối với NLĐ nước ngoài trong các doanh nghiệp, tổ chức. Về điều kiện tuyển dụng NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt nam là “Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển người lao động nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh [27, Điều 180].

Về xác định đối tượng NLĐ nước ngoài, theo quy định pháp luật hiện hành: Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây: a) Thực hiện hợp đồng lao động; b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế; d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; đ) Chào bán dịch vụ; e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; g) Tình nguyện viên; h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam [7, Điều 2].

Về điều kiện đối với lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, Chính phủ thống nhất điều chỉnh điều kiện đối với lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp: Người nước ngoài là chuyên gia, lao động kỹ thuật nếu đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn đào tạo hoặc có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam; Người nước ngoài có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng hoặc tương đương trở lên và có ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (trung tâm ngoại ngữ); cơ sở giáo dục mầm non; Người nước ngoài có bằng tốt nghiệp từ đại học hoặc tương đương trở lên và có ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông [9].

Theo đó, chính sách của nhà nước ta chỉ tiếp nhận NLĐ nước ngoài có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và doanh nghiệp phải dần thay thế bằng NLĐ Việt Nam. Vì vậy, NLĐ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các hành vi trái với các quy định trên đều vi phạm chính sách pháp luật lao động của Việt Nam và tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, buộc bồi thường thiệt hại và các hành vi vi phạm của NLĐ nước ngoài cũng đã được quy định rõ tại một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực lao động.

Hiện nay, các hành vi vi phạm của NLĐ nước ngoài được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, văn bản này chỉ quy định rõ về hai hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đó là hành vi: Làm việc nhưng không có giấy phép lao động, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; Sử dụng giấy phép lao

động đã hết hạn và theo đó sẽ bị dụng biện pháp trục xuất [6, Điều 22]. Có thể thấy, pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định cụ thể về các hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng làm căn cứ xử lý vi phạm đối với NLĐ nước ngoài vi phạm pháp luật lao động Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy hiện nay các hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam xảy ra rất đa dạng và phức tạp, tuy nhiên việc pháp luật hiện hành chỉ quy định về hai hành vi vi phạm pháp luật lao động liên quan đến giấy phép lao động trên, mà không cụ thể hóa hoặc quy định chi tiết hơn về các hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã thể hiện sự bất cập và thiếu sót trong việc ghi nhận các hành vi vi phạm khác như hành vi làm giả giấy tờ hồ sơ trong hồ sơ cấp phép giấy phép lao độn; cho người khác sử dụng giấy phép lao động; NLĐ nước ngoài thực tế không làm việc tại doanh nghiệp, địa phương đăng ký; thời hạn cấp giấy phép lao động dài hơn so với thời gian làm việc thực tế; NLĐ nước ngoài làm công việc không đúng giấy phép lao động.v.v. Chính điều này đã gây ra khó khăn cho các cơ quan chức năng khi áp dụng các chế tài xử lý vi phạm vì không được pháp luật quy định về các sai phạm này.

2.1.2. Thực trạng vi phạm pháp luật lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, lao động nước ngoài vào làm việc ở nước ta với quy mô và số lượng ngày gia tăng, loại hình lao động đa dạng về hình thức và ngành nghề làm việc. Mặc dù pháp luật Việt Nam không “mở cửa” đối với lao động không có trình độ vào làm việc, nhưng trong tổng số người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt nam có rất đông số lượng lao động không thuộc diện cấp phép lao động và lao động phổ thông. Đáng chú ý là số lao động nước ngoài làm việc ở Việt nam ngày càng tăng, bên cạnh các

kết quả tích cực, đã tạo ra những hệ lụy không nhỏ như: gia tăng sự cạnh tranh của thị trường lao động ở cả mảng chuyên môn kỹ thuật và không chuyên môn kỹ thuật; gia tăng các vấn đề của người lao động nước ngoài như bất đồng ngôn ngữ, vi phạm pháp luật, anh ninh trật tự, nhập cư trái phép…

Về số lượng NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam, theo số liệu chính thức của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, cho thấy số NLĐ nước ngoài vào Việt Nam làm việc tăng nhanh. Năm 2002 chỉ mới có xấp xỉ 7000 NLĐ nước ngoài vào Việt Nam làm việc, tính đến tháng 12/2014 cả nước có tổng số 76.309 lao động nước ngoài đang làm việc, như vậy sau 12 năm số NLĐ nước ngoài tăng hơn gấp 10,8 lần.

Bảng 2.1: Số lượng NLĐ nước ngoàiqua các năm

Đơn vị tính: Người

Năm 2002 2004 2006 2008 2010 2014

NLĐ nước ngoài 6.938 12.602 34.117 52.633 56.929 76.309

(Nguồn: Cục Việc làm – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)

Về tình trạng cấp phép, đến cuối năm 2014 cả nước có 76.309 lao động nước ngoài đang làm việc, trong đó, số lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 5.610 người (chiếm 7,35%/), lao động thuộc diện cấp giấy phép là 70.699 người (chiếm 92,65%): số người đã được cấp giấy phép là 55.263 người (chiếm 78,18%), 15.436 người (chiếm 21,83%) gồm những người đã nộp hồ sơ chờ cấp giấy phép hoặc đang hoàn thiện các giấy tờ [23]. Điều này đã phản ánh tình trạng quản lý NLĐ nước ngoài ở Việt Nam còn lỏng lẻo, nhiều bất cập. Trong số 21,83% số NLĐ nước ngoài chưa được cấp phép, bao gồm cả những người đang chờ cấp phép và những người đang xin gia hạn giấy phép và cả những người không đủ điều kiện để cấp phép lao động. Hiện đang có hàng chục nghìn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc

nhiều tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, xi măng Ninh Bình, cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh… chưa được cấp phép.

Bảng 2.2: NLĐ nước ngoài chia theo tỷ lệ cấp phép năm 2014

Lao động nước ngoài Tỷ lệ (%)

Thuộc diện cấp phép 92,65

Đã được cấp giấy phép 78,18

Chưa được cấp phép 21,83

(Nguồn: Cục Việc làm – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)

Về đặc điểm của NLĐ nước ngoài vào Việt Nam, theo thống kê của Cục Việc làm - Bộ LĐTBXH, theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, vị trí việc làm và tình hình ký kết hợp đồng lao động có trên 48% có bằng đại học và trên đại học; khoảng gần 35% có chứng chỉ nghề và khoảng 17% là nghệ nhân, ngành nghề truyền thống. Trong khi bằng cấp chứng chỉ có thể kiểm định được, thì “tiêu thức” nghệ nhân rất khó kiểm định và đây chính là kẽ hở của luật pháp Việt Nam.

Về vị trí việc làm, có khoảng gần 32% trong số NLĐ nước ngoài làm việc ở vị trí quản lý, thực hiện theo các dự án đầu tư nước ngoài, khoảng trên 41% là chuyên gia kỹ thuật, còn lại khoảng 27% làm ở các công việc khác, bao gồm cả công việc giản đơn, thu nhập không cao, chỉ có gần 55% NLĐ nước ngoài có ký kết hợp đồng lao động [14].

Về nơi xuất cư, theo thống kê của Cục Việc làm - Bộ LĐTBXH năm 2014 thì số NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam đến từ 74 quốc gia chủ yếu là những người mang quốc tịch châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…) với tỷ lệ khá cao (58%), còn lại là châu Âu (Anh, Pháp…) chiếm 28,5% và các châu lục khác là 13,5%. Đặc biệt, trong nhóm người châu Á, trong những năm gần đây số lao động phổ thông không nghề từ Trung Quốc vào khá nhiều theo các chủ dự án trúng thầu tại Việt Nam [3].

Tương tự như nhiều nước, chính sách Việt Nam chỉ cho phép lao động người nước ngoài trình độ cao - chuyên gia trong các lĩnh vực được phép vào làm việc, nhằm đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chuyển giao khoa học, công nghệ, mặt khác nhằm bảo hộ cho lao động phổ thông trong nước. Do vậy, NLĐ nước ngoài vi phạm pháp luật (lao động bất hợp pháp), gồm toàn bộ những NLĐ nước ngoài không được pháp luật Việt Nam cho phép lao động tại Việt Nam nhưng vẫn làm việc tại Việt Nam, bao gồm: lao động phổ thông; không đủ 5 năm kinh nghiệm; không thuộc đối tượng di chuyển nội bộ doanh nghiệp (do mở rộng quy mô doanh nghiệp); không thuộc đối tượng quy định trong các điều ước, công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Hiện nay, hành vi vi phạm pháp luật lao động NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam ở mức độ vi phạm hành chính, tội phạm hình sự thường tập trung chủ yếu là các hành vi vi phạm về giấy phép lao động như không được cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động hết hạn; vi phạm về điều kiện và tiêu chuẩn đối lao động nước ngoài; ở lại quá thời hạn cho phép, hoạt động trái mục đích trong giấy phép; hành nghề không đúng quy định, ở lại Việt Nam trái phép. v.v.

Về quy mô và số lượng các hành vi vi phạm pháp luật lao động của NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hiện tại không có con số thống kê chính thức. Tuy nhiên cần phải khẳng định là con số này không nhỏ và có xu hướng gia tăng. Một tỷ lệ không nhỏ NLĐ nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam. Trong số chưa được cấp phép, tỷ lệ không đủ điều kiện cấp phép do không đủ trình độ, kinh nghiệm chiếm khoảng 28%. Theo báo cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)