Sự cần thiết hoàn thiện phápluật và các giải pháp nâng cao hiệuquả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự bào chữa của người bị buộc tội theo quy định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 85 - 87)

1.3.3 .Quyền tựbào chữa trong luậtTTHS Australia

3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện phápluật và các giải pháp nâng cao hiệuquả

Quyền tự bào chữa của những người bị nghi là đã thực hiện tội phạm là chế định quan trọng trong pháp luật TTHS, việc hoàn thiện chế định này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bảo đảm tính chính xác, khách quan của quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng là người bị nghi ngờ phạm tội, bị can, bị cáo.

Vấn đề bảo đảm quyền tự bào chữa đã được Luật Tố tụng hình sự Việt Nam ghi nhận và ngày càng được hoàn thiện đã bảo đảm tốt hơn quyền con người. Đồng thời với việc bảo vệ quyền của người yếu thế, việc bảo đảm thực hiện tốt quyền tự bào chữa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng. Điều đó buộc các cơ quan này phải thật sự cẩn trọng, có trách nhiệm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, góp phần giảm thiểu sai lầm, giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, công bằng, hiệu quả; đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không làm oan người không có tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải không ngừng nâng cao, hoàn thiện năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết vụ án nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự.

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia, Đảng và Nhà nước rất chú trọng việc đẩy mạnh cải cách tư pháp, xác định đó là khâu đột phá quan trọng, thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều này đã thể hiện rõ nét trong các Nghị quyết của

Đảng như: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị vềchiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là “Xây dựng và hoàn thiện phápluật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu,định hướng của chiến lược cải cách tư pháp”[2]; Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là: Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp… và cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp, bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa án làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp….Nhưng tại Báo cáo tổng kết 08 năm thực hiện Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã chỉ rõ “Hoạt động của các cơ quan tư pháp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [4]”. Để góp phần thực hiện tốt cải cách tư pháp, đẩy mạnh tranh tụng trong xét xử theo tinh thần của các Nghị quyết số 08/NQ-TW, Nghị quyết số 48- NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, một trong những yêu cầu đặt ra là hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm quyền tự bào chữa trong TTHS.

Cùng với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, sự phù hợp với pháp luật quốc tế, với các văn kiện pháp lý quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập ví dụ như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ước chống tra tấn;Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đồng thời ghi nhận

thêm quyền bào chữa cho người bị bắt. Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp ghi nhận

“Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”, “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (khoản 5 Điều 103), “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”

(khoản 7 Điều 103). Do đó cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tính thống nhất với các văn bản pháp luật khác. Cùng với việc ghi nhận quyền tự bào chữa, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có nhiều quy định nhằm bảo đảm quyền này được thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Nhưng các quy định này còn rải rác, chưa tập trung, còn nhiều bất cập. Các quy định pháp luật chưa thống nhất và toàn diện nên chưa hình thành được cơ chế pháp lý đủ mạnh để có thể bảo đảm cho các chủ thể của quyền được tham gia các giai đoạn tố tụng một cách thuận lợi, bảo đảm phương tiện, biện pháp thực tế để luật sư thực hiện hiệu quả quyền, nghĩa vụ của mình

Trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền tự bào chữa trong TTHS có hiệu quả hay không, trước hết phụ thuộc vào nội dung các quy phạm pháp luật về quyền bào chữa được xây dựng, hoàn thiện như thế nào. Do đó việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền tự bào chữa trong tố tụng hình sự là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đáp ứng được đòi hỏi của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự bào chữa của người bị buộc tội theo quy định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 85 - 87)