1.3.3 .Quyền tựbào chữa trong luậtTTHS Australia
3.1 Thực tiễn áp dụng các quy định vềquyền tựbào chữa của người bịbuộc
Trong thực tiễn, việc áp dụng các quy định của Bộ luật TTHS về bảo đảm quyền bào chữa nói chung và quyền tự bào chữa nói riêng của người bị buộc tội đã được các cơ quan THTT quan tâm và thực hiện ngày càng tốt hơn, thể hiện tinh thần, trách nhiệm trong các hoạt động tố tụng. Một trong những nguyên nhân đạt được kết quả đó là do những qui định về bào chữa và tự bào chữa trong Bộ luật TTHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung tương đối rõ ràng, cụ thể nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử được dân chủ, khách quan, công bằng, đúng người, đúng tội theo tinh thần nghị quyết 08/NQ của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp. Tuy nhiên, trên thực tiễn, quá trình áp dụng pháp luật yêu cầu bảo đảm quyền tự bào chữa cũng còn có một số vấn đề bất cập cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, đảm bảo tốt nhất quyền tự bào chữa của người bịbuộc tội.
Quan sát số liệu thống kê và báo cáo của ngành tòa án cho thấy chất lượngxét xử vụ án hình sự ngày càng được nâng cao, quyền và nghĩa vụ của ngườitham gia tố tụng ngày càng được bảo đảm, điều đó phần nào cho thấy quyền bàochữa trong đó có quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đượcbảo đảm. Tuy vậy, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, bị sửa vẫn còn khá cao.Điều này một phần là do sự tham gia của người bào chữa trong các vụ án hình sựcòn hạn chế, số vụ án có người bào chữa còn thấp.
3.1.1.Thực tiễn đảm bảo quyền tự bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
3.1.1.1. Thực trạng
Trong quá trình xét xử các vụ án hình sự thời gian qua đã đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc tranh tụng tại các phiên tòa được thực thi nghiêm túc, nhất là tại phiên tòa xét xử các tội phạm tham nhũng và phiên tòa xét xử các vụ án lớn được xã hội quan tâm như: vụ án Châu Thị Thu Nga, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và vụ án tổ chức đánh bạc tại Phú Thọ [50]... Hình phạt áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo đúng pháp luật, vừa nghiêm minh, vừa đảm bảo tính khoan hồng, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Chánh án Toà án nhân dân tối cao thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng quy định của pháp luật trong việc ban hành các quyết định đối với các vụ án có bị cáo bị tuyên hình phạt tử hình để trình Chủ tịch nước ân giảm.
Bảng 3.1. Tình hình thụ lý, giải quyết VAHS trong cả nước giai đoạn 2016-2018
Số vụ án thụ lý Số bị cáo Số án sửa, hủy Tỷ lệ
2016 90.948 152.511 691 0,76%
2017 87.093 147.130 635 0,73%
2018 83.118 141.869 656 0,79%
(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)
Riêng trong năm 2018 các Tòa án đã thụ lý 83.118 vụ với 141.869 bị cáo (giảm 3.975 vụ với 5.261 bị cáo so với cùng kỳ năm 2017); đã giải quyết, xét xử được 80.566 vụ với 135.805 bị cáo (đạt tỷ lệ 96,93% về số vụ và 95,73% về số bị cáo, vượt 6,93% chỉ tiêu đề ra). Tòa án các cấpthụ lý theo thủ tục sơ thẩm 68.934 vụ với 120.225 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 67.465 vụ với 116.379 bị cáo. Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tử hình hoặc tù chung thân đối với 860 bị cáo; xử phạt tù có thời hạn 73.659 bị cáo; xử phạt tù nhưng cho
hưởng án treo 20.210 bị cáo, chiếm 19,2%; miễn trách nhiệm h miễn hình phạt cho 58 bị cáo; tuy
hình phạt khác. Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 13.732 vụ với 20.847 bị cáo, đ giải quyết, xét xử 12.698 vụ với 18.731 bị cáo v
thẩm, tái thẩm 452 vụ với 797 bị cáo, đ cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy l năm 2017 (do nguyên nhân ch
0,11%); bị sửa là 4,91%, tăng 0,26% so v nhân chủ quan 0,32% v
Hình 3.1. Thống k
Trong năm 2018,
phạm các tội tham nhũng, so với năm 2017, số bị cáo bị xét xử các tội về tham nhũng tăng 186 bị cáo.
nghiêm trọng, phức tạp v kịp thời, nghiêm minh, đi
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2016
ởng án treo 20.210 bị cáo, chiếm 19,2%; miễn trách nhiệm h ạt cho 58 bị cáo; tuyên 06 bị cáo không phạm tội; c
ạt khác. Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 13.732 vụ với 20.847 bị cáo, đ ử 12.698 vụ với 18.731 bị cáo và thụ lý theo thủ tục giám đốc ẩm, tái thẩm 452 vụ với 797 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 403 vụ với 695 bị
ỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,79%, tăng 0,06% so v
năm 2017 (do nguyên nhân chủ quan 0,58% và do nguyên nhân khách quan à 4,91%, tăng 0,26% so với cùng kỳ năm 2017 (do nguy ủ quan 0,32% và do nguyên nhân khách quan 4,59%).[50
ống kê số lượng vụ án hình sự giai đoạn 2016 (Nguồn: Tòa án nhân dân
Trong năm 2018, các Tòa án đã xét xử sơ thẩm 256 vụ với 602 bị cáo ạm các tội tham nhũng, so với năm 2017, số bị cáo bị xét xử các tội về ũng tăng 186 bị cáo. Các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, đặc biệt
ọng, phức tạp và các vụ án dư luận xã hội quan tâm đ
êm minh, điển hình như: vụ án Trịnh Xuân Thanh phạm tội “Cố
2017 2018
Số vụ án thụ lý Số vụ xét xử Số án sửa, hủy ởng án treo 20.210 bị cáo, chiếm 19,2%; miễn trách nhiệm hình sự hoặc
ị cáo không phạm tội; còn lại là các ạt khác. Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 13.732 vụ với 20.847 bị cáo, đã ụ lý theo thủ tục giám đốc ải quyết, xét xử 403 vụ với 695 bị à 0,79%, tăng 0,06% so với cùng kỳ 58% và do nguyên nhân khách quan ỳ năm 2017 (do nguyên
50]
ạn 2016 – 2018 òa án nhân dân tối cao)
ẩm 256 vụ với 602 bị cáo ạm các tội tham nhũng, so với năm 2017, số bị cáo bị xét xử các tội về ụ án tham nhũng, kinh tế lớn, đặc biệt ội quan tâm được giải quyết ụ án Trịnh Xuân Thanh phạm tội “Cố
Số vụ án thụ lý Số vụ xét xử Số án sửa, hủy
ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN); vụ án Đinh La Thăng phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank); vụ án Phạm Ngọc Ngoạn phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty in, thương mại và dịch vụ AGRIBANK; vụ án Bùi Văn Khen phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam; vụ án Châu Thị Thu Nga phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group); vụ án Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; vụ án Lâm Ngọc Khuân phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Nam; vụ án đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng xảy ra tại Phú Thọ với mạng lưới ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước [50]... Trong số 602 bị cáo phạm tội tham nhũng đã xét xử, các Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tù chung thân và tử hình đối với 11 bị cáo; xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 34 bị cáo; tù từ trên 7 năm đến 15 năm đối với 70 bị cáo; tù từ 3 năm đến 7 năm đối với 132 bị cáo; tù từ 3 năm trở xuống đối với 218 bị cáo; còn lại là các hình phạt khác. Các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước, đồng thời cũng chú ý áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo việc thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị các bị cáo chiếm đoạt
hoặc gây thiệt hại. Các Tòa án cũng đã trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung đối với 138 vụ phạm tội về kinh tế; 118 vụ phạm tội về tham nhũng; 18 vụ phạm tội về chức vụ.
Việc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung về cơ bản đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội, đúng quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Các Hội đồng xét xử đều cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá thận trọng khi xem xét cho bị cáo hưởng án treo. Trong năm qua, số bị cáo được Tòa án cho hưởng án treo là 20.210 bị cáo, chiếm tỷ lệ 19,2%, trong đó 99,3% các trường hợp cho hưởng án treo không bị hủy, sửa án. Việc xem xét, quyết định áp dụng hình phạt khác không phải là hình phạt tù đảm bảo có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, các Tòa án đều cân nhắc đầy đủ các điều kiện về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân, tình trạng tài sản của bị cáo.
Riêng đối với hệ thống Tòa án quân sự các cấp, trong năm 2018 đã thụ lý 185 vụ với 421 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 154 vụ án với 337 bị cáo (đạt tỷ lệ 83,2% số vụ và 80,04% số bị cáo); cụ thể: thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 151 vụ với 354 bị cáo; đã giải quyết, xét xử 123 vụ với 279 bị cáo (đã xử phạt tù có thời hạn 127 bị cáo; xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo 69 bị cáo, chiếm 24%; còn lại là các hình phạt khác); thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 32 vụ với 65 bị cáo, đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 27 vụ với 54 bị cáo; thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 02 vụ với 02 bị cáo, đã giải quyết, xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm 02 vụ với 02 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1.9% (đều do nguyên nhân khách quan); bị sửa là 5,1% (do nguyên nhân chủ quan 1,9% và do nguyên nhân khách quan 3,2%).
Nhìn chung, công tác xét xử các vụ án hình sự trong năm qua đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc tranh tụng tại phiên tòa tiếp tục được chú trọng theo hướng thực chất, hiệu quả. Các Tòa án không hạn chế thời gian dành cho tranh tụng, tôn trọng và đảm bảo cho các bên tham gia tố tụng đưa ra chứng cứ và trình bày hết các ý kiến của mình, trên cơ sở kết quả tranh tụng, Hội đồng xét xử đưa ra các phán quyết đúng pháp luật, được dư luận xã hội ủng hộ. Công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật tố tụng... Một số Tòa án có tỷ lệ giải quyết các vụ án hình sự đạt tỷ lệ cao, như: Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Lạng Sơn, Bến Tre, Nam Định, Quảng Trị...
3.1.1.2.Những bất cập, hạn chế
Qua số liệu thống kê và báo cáo của ngành tòa án cho thấy chất lượng xét xử vụ án hình sự ngày càng được nâng cao, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng ngày càng được bảo đảm, trong đó có quyền tự bào chữa. Điều đó phần nào cho thấy quyền bào chữa trong đó có quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được bảo đảm. Tuy vậy, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, bị sửa vẫn còn khá cao. Điều này một phần là do sự thực hiện quyền tự bào chữa trong các vụ án hình sự còn hạn chế. Hiện nay cả nước có hơn 13000 Luật sư và hơn 5000 thực tập làm nghề Luật sư [50]. Theo đánh giá của Liên đoàn Luật sư thì vị thế của Luật sư đã được nâng cao rõ rệt; các cơ quan tiến hành tố tụng tôn trọng, tạo thuận lợi hơn cho Luật sư khi hành nghề; các Đoàn Luật sư được địa phương quan tâm hơn, hỗ trợ nhiều hơn vè kinh phí, cơ sở vật chất. Tuy nhiên, số lượng Luật sư phân bổ chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, mới có khoảng 20% vụ án hình sự có Luật sư tham gia; Luật sư chuyên sâu về các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại còn ít. Trình độ, năng lực của Luật sư cũng còn hạn chế; còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp; cá biệt có
Luật sư lợi dụng hành nghề để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng diễn đàn để tuyên truyền chống nhà nước ảnh hưởng uy tín của Luật sư…
Trong “Báo cáo quyền bào chữa trong pháp luật hình sự và thực tiễn tại Việt Nam” của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cũng đã tiến hành nghiên cứu khảo sát thực tiễn về quyền bào chữa và Tự bào chữa ở Việt Nam. Theo đó, cuộc khảo sát đã gửi đi bảng hỏi 5200 bảng (chiếm gần 40% tổng số luật sư hành nghề ở Việt Nam hiện nay) [47] và tổng số lượng bảng hỏi thu về là 300 bảng hỏi, trong đó có 75% luật sư trả lời là nam giới và 21% người trả lời là nữ. Những người có độ tuổi dưới 30 chiếm 13%, từ 30-45 tuổi chiếm 49% và trên 45 tuổi là 27%. Tỷ lệ phiếu không trả lời thông số này chiếm gần 11%. Bảng hỏi được gửi theo tỷ lệ phân bổ khu vực tại các địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ bảng hỏi thu về của các luật sư tại các tỉnh có kinh tế và đội ngũ luật sư phát triển nhất (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) chiếm đa số (58%), tiếp đến là các luật sư thuộc các tỉnh đồng bằng (Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Thanh Hóa, Bà Rịa Vũng Tàu) chiếm thứ hai (32%), cuối cùng là các tỉnh miền núi (Bắc Giang, Bình Phước, Tây Ninh, Quảng trị, Lạng Sơn) chiếm ít nhất (6%) [51]. Các luật sư tham gia trả lời các bảng hỏi chủ yếu cũng là những người có kinh nghiệm trong các vụ án hình sự (86% luật sư đã từng tham gia từ 2 vụ án trở lên. Phần lớn số luật sư tham gia trả lời bảng hỏi cũng là những luật sư hành nghề trong lĩnh vực hình sự. Nhóm Nghiên cứu đã tiến hành 183 cuộc phỏng vấn sâu tại các địa phương, các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan bổ trợ tư pháp. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng đề cương nghiên cứu và bảng hỏi, nhóm nghiên cứu đã tổ chức một cuộc thảo luận nhóm có sự tham dự của các luật sư, điều tra viên tại Hà Nội. Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu cũng tổ chức được 2 cuộc thảo luận tập trung liên quan đến chủ đề “Quyền được bào chữacho bị can, bị cáo theo pháp luật Việt Nam”. Một cuộc thảo luận được tiến hành tại Hà Nội và một cuộc thảo luận
được thực hiện tại Tp. Hồ Chí Minh. Các cuộc thảo luận đều có sự tham dự của các luật sư chuyên sâu hành nghề trong lĩnh vực hình sự, thẩm phán, thư ký tòa án, điều tra viên và kiểm sát viên. Theo các luật sư được khảo sát, tỷ lệ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo “muốn được tự bào chữa” và “không muốn tự bào chữa” là gần tương đương nhau (45% và 48%).
Hình 3.2. Tỉ lệ nhu cầu tự bào chữa của bị can, bị cáo
Các luật sư trả lời phỏng vấn sâu đưa ra các lý do giải thích cho mong muốn “tự bào chữa” của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như: “không nên sử dụng luật sư từ người thứ ba” (ngụ ý “ngườithứ ba” là cán bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng), “do đã có người bào chữa do cơ quan tiếnhành tố