1.3.3 .Quyền tựbào chữa trong luậtTTHS Australia
2.1 Phápluật vềquyền tựbào chữa của người bịbuộc tội trước năm 2015
2.1.1 Phápluật vềquyền tựbào chữa từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc này là củng cố chính quyền Cách mạng, xử lý nghiêm minh mọi hành vi chống đối của các thế lực thù địch nhằm giữ vững thành quả cách mạng. Lúc này, do điều kiện lịch sử tác động, do vậy, quyền tự bào chữa được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Trong Sắc lệnh 33c ngày 13/9/1945 về việc thiết lập các Toà án quân sự, tại đoạn 4 Điều V quy định: “Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho” [14]. Sắc lệnh số 13-SL ngày 24/01/1946 về tổ chức Toà án và các ngạch thẩm phán, tại Điều thứ 44 quy định: “Trong việc đại hình, nếu trước toà thượng thẩm một bị can không có ai bênh vực, ông chánh án sẽ cử một luật sư để bào chữa cho hắn”[15]. Đến điều thứ 46:“ Các luật sư có quyền biện hộ trước tất cả các Toà án trừ những Toà án sơ cấp” [15]. Những quy định này không loại trừ khả năng tự bào chữa của người bị buộc tội, nhưng phải khẳng định quyền tự bào chữa của bị can, bị cáo lúc này chưa được coi trọng bởi nó chỉ được đề cập thông qua quyền biện hộ của luật sư. Trong Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 về tổ chức Tòa án quân sự, ở Điều 5 đã quy định rõ ràng hơn và mở rộng hình thức thực hiện quyền bào chữa: “Bị cáo có quyền tự bênh vực hay nhờ luật sư hoặc người khác bênh vực cho”[16]. Trong sắc lệnh số 40 ngày 29/03/1946 về việc bảo vệ tự do cá nhân, người bị bắt: “do có lời nói hay việc làm có thể làm hại cho sự đấu tranh giành độc lập, cho chế độ dân chủ, cho sự an toàn của công chúng và
cho sự đoàn kết của quốc gia... có quyền gửi bài trần tình hoặc nhờ vợ hay chồng, ông bà con cháu, anh em ruột, chú bác cô dì, anh em thúc bá hay luật sư đại diện bào chữa cho mình”[17]. Điều 10 Sắc lệnh số 163-SL về việc tổ chức Toà án binh lâm thời đặt tại Hà Nội ngày 23/08/1946 quy định: “Bị can có thể tự bênh vực lấy hay nhờ một luật sư hoặc một người khác bào chữa cho” [18]
Trong những ngày đầu mới giành độc lập, các văn bản nêu trên là bộ phận góp đặt nền móng cho pháp luật TTHS Việt Nam, là công cụ sắc bén để bảo vệ và củng cố các chính quyền, đảm bảo quyền lợi cho công dân nước Việt Nam mới, trong đó có quyền tự bào chữa trước Toà án được ghi nhận từ rất sớm. Ngay từ những ngày đầu giành chính quyền, Nhà nước ta khi xây dựng pháp luật về TTHS đã ghi nhận quyền tự bào chữa. Mặc dù các quy định về tự bào chữa chưa rõ ràng và được ghi nhận rải rác, thiếu tập trung ở các văn bản pháp luật khác nhau nhưng bằng những quy định nêu trên,phần nào đó đã khẳng định khả năng đảm bào quyền tự bào chữa. Tuy nhiên quyền tự bào chữa chưa xác định được nội dung cũng như chủ thể của mình; người bị buộc tội đa phần chỉ được hiểu là bị can, bị cáo và khái niệm về bị can, bị cáo chưa được sử dụng một cách thống nhất trong các văn bản pháp luật; người bị bắt được nhắc đến với với tư cách là người bị buộc tội khá mờ nhạt.
Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới ra đời đã đề cập đến nhiều nguyên tắc quan trọng trong đó có nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”[6]. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, vấn đề tự bào chữa cho bị cáo được quy định thành một nguyên tắc mang tính Hiến định. Đây là cơ sở cho quá trình phát triển và hoàn thiện chế định về quyền bào chữa trong TTHS Việt Nam sau này. Quyền bào chữa được xác định gồm hai nội dung: bị cáo được quyền tự bào chữa lấy và mượn luật sư bào chữa cho. Tuy vậy, ở
giai đoạn này, quyền tự bào chữa chỉ được giành cho bị cáo, điều này cho thấy sự giới hạn của quyền cũng như việc các chủ thể bị buộc tội khác không có khả năng tiếp cận và sử dụng quyền năng này.
Đến năm 1959, Hiến pháp 1959 ra đời, quyền tự bào chữa không được nhắc đến trong bất kỳ điều khoản nào của Hiến pháp mà chỉ được quy định chung tại Điều 101 với nội dung: “quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm”[7]. Đây là điểm hạn chế nhưng cũng là một bước tiến mới trên nền dân chủ. Nếu như Hiến pháp 1946 chỉ dừng lại ở việc quy định quyền tự bào chữa cho bị cáo thì Hiến pháp 1959 còn phát triển thêm cơ chế bảo đảm thực quyền bào chữa của bị cáo. Cùng với sự ra đời của Hiến pháp, ngày 14/07/1960, Quốc hội ban hành luật Tổ chức TAND quy định mở rộng sự tham gia của luật sư ở Tòa án các cấp và cụ thể hơn nữa quyền bào chữa của bị cáo. Bị cáo được bảo đảm quyền tự bào, trong trường hợp đặc biệt, tòa án có quyền chỉ định người bào chữa cho bị cáo để đảm bảo lợi ích cho bị cáo. Bị cáo có những quyền năng nhất định để đảm bảo khả năng bào chữa của mình, điều đó đã được cụ thể hóa trong thông tư 06/TT ngày 09/09/1967 hướng dẫn việc bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo. Theo đó, trong phiên tòa “Toà án phải xem bị cáo đó được tống đạt bản cáo trạng hay chưa; bị cáo có quyền yêu cầu toà án thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nếu nhận thấy những người này có quan hệ đối với vụ án có thể làm cho việc xét xử không được công bằng; trình bày chứng cứ, đề xuất những lời thỉnh cầu và phát biểu lời cuối cùng trước khi Toà án vào nghị án. Toà án có nhiệm vụ giải thích cho bị cáo biết những quyền đó trong phần chuẩn bị phiên toà xét xử. Sau khi VKS luận tội, Toà án cần để cho bị cáo trình bày lời bào chữa nếu họ không có người bào chữa” [19]. Ngày 27/08/1974, TAND tối cao ban hành thông tư số 16- TATC, bản hướng dẫn trình tự tố tụng sơ thẩm về hình xác định: “quyền bào chữa là quyền của bị cáo”. Với quy định này, Toà án phải bảo đảm cho bị cáo
thực hiện đầy đủ quyền bào chữa và phải nghiên cứu những lời bào chữa của bị cáo một cách khách quan. Thời gian giao bản cáo trạng cho bị cáo là “chậm nhất là 5 ngày trước khi xét xử, bị cáo phải nhận được bản cáo trạng”[20].
Quyền bào chữa của bị cáo tiếp tục được Hiến pháp 1980 ghi nhận tại Điều 133 “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm, tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự về mặt pháp lý”. Ở đây, quyền tự bào chữa đã được cụ thể hóa với những quyền năng nhất định và cụ thể hơn hẳn giai đoạn trước, tuy vậy, do vẫn chưa được quy định trong một bộ luật cụ thể nên các quy định vẫn chỉ mang tính đơn lẻ trong phạm vi của ngành tòa án. Thêm nữa, giai đoạn này, đối tượng được quy định có quyền bào chữa bị thu hẹp hơn giai đoạn trước đó, khi mà quyền tự bào chữa chỉ giành cho bị cáo. Điều đó đã gây ra những trở ngại không nhỏ trong quá trình bảo vệ quyền lợi bản thân của người bị buộc tội trong quá trình giải quyết VAHS.
Mặc dù giai đoạn trước năm 1988, chịu tác động của hoàn cảnh lịch sử đất nước, tuy nhiên các quy định về quyền tự bào chữa trong TTHS vẫn được phát triển theo hướng dân chủ và ngày càng hoàn thiện. Quyền tự bào chữa đã được mở rộng, phát triển và được bảo đảm thể hiện tinh thần nhân đạo và bản chất nhân văn của hệ thống pháp luật XHCN. Dù vậy, những quy định về quyền tự bào chữa trong thời kỳ này tồn tại những yếu điểm như sau: khả năng tự bào chữa chỉ dành cho đối tượng duy nhất là bị cáo và tự bào chữa chỉ thực hiện ở giai đoạn xét xử. Như vậy, mặc dù từ các giai đoạn trước của quá trình giải quyết vụ án, người bị buộc tội với những tư cách khác nhau tương ứng từng giai đoạn chưa có quyền tự bào chữa, điều đó hạn chế rất nhiều khả năng gỡ tội cho người bị buộc tội.
2.1.2. Quyền tự bào chữa trong pháp luật TTHS Việt Nam từ khi Bộ luật TTHS năm 1988 có hiệu lực thi hành đến năm 2003.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng bức thiết của tiến trình đổi mới đất nước, trong đó có những yêu cầu về đổi mới và nâng cao hiệu quả pháp luật
tố tụng hình sự, ngày 20/06/1988 Bộ luật TTHS đầu tiên của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ra đời. Bộ luật TTHS năm 1988 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989, nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước nhà, quyền tự bào chữa được ghi nhận, tuy chưa phải là một điều luật riêng nhưng đã thể hiện góc nhìn và sự đề cao vị trí của quyền tự bào chữa với những người đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng nghi ngờ thực hiện hành vi phạm tội. Điều 12 Bộ luật TTHS năm 1988 quy định:
“Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ”[10]
Quy định tại Bộ luật TTHS năm 1988 so với các quy định trong các văn bản trước đây có đề cập đến quyền tự bào chữa đã bổ sung thêm một chủ thể có quyền này bên cạnh bị cáo là bị can. Bộ luật cũng đã đưa ra khái niệm pháp lý tương đối cụ thể về bị can, bị cáo, không còn tình trạng nhầm lẫn giữa hai nhóm người này như trong giai đoạn trước. Đến Hiến Pháp năm 1992 tiếp tục ghi nhận quyền tự bào chữa như một quyền không thể tách rời của bị cáo, theo đó: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình” [8].
2.1.3. Quyền tự bào chữa từkhi có Bộ luật TTHS năm 2003 đến trước khi Bộ luật TTHS năm 2015 có hiệu lực
Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới tuy nhiên nhiều quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 liên quan không còn phù hợp nữa. Với tinh thần đổi mới toàn diện, thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được Quốc hội khoá XI tại kì họp thứ tư thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu
lực từ ngày 01/7/2004. Với Bộ luật TTHS năm 2003, quyền tự bào chữa được quy định theo hướng mở rộng hơn. Điều 11 Bộ luật TTHS ghi nhận: “bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. CQĐT, VKS, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của bộ luật này” [11]. Với cách quy định như vậy chúng ta xác định được nhóm người có quyền tự bào chữa được bổ sung thêm người bị tạm giữ; hay nói cách khác, nhóm người bị buộc tội trong giai đoạn này được xác định là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và với họ, quyền tự bào chữa là quyền được pháp luật quy định.
2.2. Pháp luật về quyền tự bào chữa của người bị buộc tội trong Bộ luật TTHS năm 2015 TTHS năm 2015
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ra đời, được xác định là lần sửa đổi mang tính căn bản, toàn diện gồm 510 điều, trong đó, bổ sung mới 176 điều, sửa đổi 317 điều, bãi bỏ 26 điều. Bộ luật ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác điều tra, truy tố, xét xử và bảo đảm quyền con người. Trong đó, quyền tự bào chữa được đề cập một cách tương đối đầy đủ với quy định đây là quyền giành cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đây là quy định mang tính phổ quát, đảm bảo tương quan giữa quyền bào chữa với khả năng bị buộc tội từ các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước.
2.2.1. Quyền tự bào chữa của người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp khẩn cấp
Bộ luật TTHS năm 2015 đã kế thừa và phát triển những thành tựu của lịch sử lập pháp nước nhà khi lần đầu tiên ghi nhận quyền tự bào chữa cho hai nhóm người là người bị bắt và người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Quy
định về người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được ghi nhận tại Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“1. Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.” [12]
Đối với người bị bắt chúng ta đặt ra hai trường hợp theo quy định tại điều 58 Bộ luật TTHS năm 2015 là người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã. Đối với nhóm người này quyền tự bào chữa của họ được thể hiện qua các nội dung quy định tại điều 58 Bộ luật TTHS năm 2015 như sau:
“a) Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã;
b) Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.”[12]
Người bị bắt được quyền nghe đọc lệnh bắt, được giải thích lệnh bắt. Việc bắt người phải được lập thành văn bản, có sự chứng kiến của đại diện cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương. Trách nhiệm thông báo cho gia đình, chính quyền địa phương nơi người bị bắt cư trú thuộc về cơ quan ra lệnh bắt hoặc cơ quan nhận người bị bắt. Hoạt động thông báo của cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề này còn thể hiện quyền của người bị bắt. Hoạt động thông báo nhanh, chính xác, kịp thời, đúng đối tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người bị bắt liên hệ với gia đình, tổ chức để hỗ trợ họ trong quá trình tố tụng. Quyền của người bị bắt tương ứng với những nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan , người có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng. Đối với những nội dung có quy định tương tự phản ánh quyền tự bào chữa của người bị bắt, giữ trong trường hợp khẩn cấp, người viết sẽ phân tích kỹ trong những phần tương ứng phía sau để tránh sự trùng lặp về kết cấu nội dung luận văn.
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt là người bị nghi phạm tội vì vậy lời khai ban đầu của họ có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định lý do họ bị giữ, bị bắt và góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ