.Quyền tựbào chữa trong luậtTTHS Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự bào chữa của người bị buộc tội theo quy định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 37 - 38)

Hiến pháp Đức, Grundgesetz für die Bundesrepublik Deutschland (Luật cơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức) có hiệu lực từ sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Tây Đức, và được giữ lại sau khi nước Đức thống nhất hai miền. Nguồn chính của các quy định tố tụng hình sự Đức và liên quan tới quyền bào chữa là Strafprozeßordnung (Bộ luật Tố tụng Hình sự (CCP)). Bộ luật này có hiệu lực từ năm 1877 với rất ít sửa đổi. Điều 1 của Hiến pháp Đức quy định công nhận tính chất không thể xâm phạm và không thểchuyển dịch của quyền con người và tác động ràng buộc của những quyền đó đối với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp không quy định rõ ràng

vềquyền bào chữa; thực tế quyền bào chữa được quy định trong CCP [47. tr 25].CCP có một chương đầy đủ dành cho các quyền luật định và thủ tục tiếp cận người bào chữa cho cá nhân theo hệ thống luật hình sự [47. tr 25]. Phần đầu tiên của chương này quy định bị cáo phảiđược “sự hỗ trong đó có quyền bào chữa và tự bào chữa vào bất kì giai đoạn nào của quá trình tố tụng”[43]. Xét vềhình thức, phần đầu này bao quát toàn bộ quá trình tố tụng hình sự trong đó quyền bào chữa không bị giới hạn ở giai đoạn trước khi xét xử hay trong giai đoạn xét xử[43]. CCP yêu cầu người bị tình nghi phải được thông báo về những quyền này vào thời điểm bắt đầu mỗi cuộc thẩm vấn, cho dù cuộc thẩm vấn đó là do cảnh sát [43], thẩm phán hay công tố viên thực hiện và cho dù người bị tình nghi có đang bị giam giữ hay bị buộc tội không[43]. Thông tin này chỉ cần được cung cấp cho những người bị tình nghi và không phải trong trường hợp cảnh sát hỏi ai đó “một cách không chínhthức” [43].Bởi vì trên thực tế, người bị tình nghi không thể bị cưỡng ép phải hiện diện để cảnh sát thẩm vấn [43], do đó sự có mặt của luật sư trong trường hợp này là không bắt buộc. Trước khi thẩm vấn chính thức, người bị tình nghi có quyền hỏi ý kiến của luật sư. Trên thực tế cảnh sátthường cho phép luật sư hiện diện[43], vì người bị tình nghi thường giữ im lặng cho đến khi luật sư của họ có mặt [43]. Nếu người bị tình nghi bị buộc phải tham gia các cuộc thẩm vấn để chuẩn bị buộc tội, thì quyền bào chữa phải được bảo đảm.CCP quy định việc chỉ định bắt buộc luật sư bào chữa cho những vụ án có thể dẫn tới hình phạt nghiêm khắc hay bị cáo bị khuyết tật để có thể tự bào chữa [47. tr 26]. Thẩm phán thụ lý vụ án sẽ tiến hành chỉ định luật sư ở thời điểm sau khi công bố cáo trạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự bào chữa của người bị buộc tội theo quy định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 37 - 38)