Quyền tựbào chữa của người dưới 18 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự bào chữa của người bị buộc tội theo quy định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 66 - 70)

1.3.3 .Quyền tựbào chữa trong luậtTTHS Australia

2.2. Phápluật vềquyền tựbào chữa của người bịbuộc tội trong Bộ luậtTTHS

2.2.5. Quyền tựbào chữa của người dưới 18 tuổi

Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam được hiểu là người đang ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 bởi theo quy định của BLHS năm 2015, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra với người từ 14 tuổi trở lên với một số tội phạm nhất định theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 và “người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”[12]. Quyền tự bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi là tổng thể các quyền mà pháp luật quy định bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho họ. Ðiều 422 Bộ luật TTHS năm 2015 xác định:

“1. Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội.

3. Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.”,[12]

Nghiên cứu so sánh với BLTTHS năm 2003, chúng ta thấy, BLTTHS năm 2015 có nhiều thay đổi cơ bản về quyền bào chữa nói chung và tự bào chữa nói riêng, nhằm cụ thể hóa tinh thần Hiến pháp năm 2013 và bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi, thể hiện qua những quy định cụ thể sau:

Thứ nhất tại điều 422 Bộ luật TTHS năm 2015 đã lần đầu tiên quy định quyền tự bào chữa của người dưới 18 tuổi so với quy định tại Điều 305 Bộ luật TTHS năm 2003. Đây là thay đổi mang tính đột phá trong quá trình lập pháp, thể hiện sự thay đổi cơ bản về tư duy pháp lý, góp phần đảm bảo quyền được tự đưa ra những quan điểm, lý lẽ, bằng chứng của nhóm người bị buộc tội dưới 18 tuổi. Đây không chỉ là nhóm người dễ bị tổn thương trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mà còn là nhóm người có nguy cơ cao nhất chịu những tác động tiêu cực từ những hạn chế của hoạt động tố tụng hình sự.

Thứ hai, quyền tự bào chữa của người dưới 18 tuổi góp phần thể hiện đậm nét “nguyên tắc suy đoán vô tội”. Thông qua đó, nâng cao năng lực và trách nhiệm chứng minh trong tố tụng hình sự, loại trừ trường hợp chỉ chứng minh một chiều theo hướng suy đoán có tội và định kiến người dưới 18 tuổi. Nguyên tắc suy đoán vô tội còn bảo vệ được quyền của người dưới 18 tuổi, đem đến sự cân bằng trong hoạt động tố tụng hình sự giữa một bên là các cơ quan tiến hành tố tụng với chức năng buộc tội và một bên là người dưới 18 tuổi với chức năng bào chữa. Đây là nguyên tắc tiến bộ, bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đặt ra yêu cầu cao hơn cho những người tiến hành tố tụng trong

việc chứng minh tội phạm. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người dưới 18 tuổi không có tội. Bô Luật TTHS năm 2015 là văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận chính thức nguyên tắc suy đoán vô tội. Quy định như trên nhằm bảo đảm phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về quyền Trẻ em mà Việt Nam là thành viên. Nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa, cũng như bảo đảm quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo được trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Quy định này có ưu điểm là quyền của người dưới 18 tuổi cơ bản được bảo đảm, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng được nâng lên.

Thứ ba, ngoài ba chủ thể có quyền bào chữa là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt cũng có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình (điểm g khoản 1 Điều 58 BLTTHS). Như vậy, cùng với sự mở rộng diện người được bào chữa thì thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng cũng sớm hơn, nếu như trước đây, nguời bào chữa được tham gia bảo vệ quyền lợi cho người dưới 18 tuổi từ khi bị tam giữ thì theo BLTTHS mới, người bào chữa được tham gia tố tụng và bảo vệ quyền lợi cho người dưới 18 tuổi ngay từ khi bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt. Quy định như vậy không chỉ nhằm thực hiện tốt hơn việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người dưới 18 tuổi mà còn là một trong những giải pháp để hạn chế oan, sai ngay từ đầu.

Thứ tư,Bộ luật TTHS mở rộng các trường hợp bắt buộc cơ quan tố tụng chỉ định bào chữa.Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong tố tụng

hình sự là quy định mang tính nhân đạo của luật tố tụng hình sự nước ta. Theo đó, trong một số trường hợp đặc thù, do tính chất và hậu quả của tội phạm, hoặc do hạn chế về năng lực nhận thức, năng lực hành vi, dù bị can, bị cáo không mời người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải chỉ định người bào chữa để đảm bảo quyền lợi cho họ. Ngoài các trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa là bị can, bị cáo phạm tội mà mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình; bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì BLTTHS năm 2015 còn mở rộng thêm người có mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân cũng thuộc diện bắt buộc phải có người bào chữa. Vì đây là những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả pháp lý rất lớn. Do đó, mở rộng diện người thuộc trường hợp chỉ định bào chữa như trên không chỉ có ý nghĩa nhân đạo mà còn có ý nghĩa to lớn trong nỗ lực bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự. Quy định như vậy không những không hạn chế quyền tự bào chữa của người dưới 18 tuổi mà còn mở rộng khả năng đảm bảo quyền bào chữa nói chung cho đối tượng này, tránh cho họ những hậu quả pháp lý đáng lẽ họ không phải nhận.

Thứ năm, Bộ luật TTHS hoàn thiện một số quyền của người dưới 18 tuổi. Nhằm bảo đảm cho người dưới 18 tuổi thực hiện tốt quyền tự bào chữa và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, BLTTHS năm 2015 bổ sung một số quyền cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo: (1) Được nhận các quyết định tố tụng liên quan đến mình; (2) Đưa ra chứng cứ; (3) Có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; (4) Được nhận bản bào chữa của người bào chữa; (5) Đề nghị thay đổi người dịch thuật; (6) Bị cáo có quyền trực tiếp hỏi những người tham gia tố tụng nếu được Chủ tọa phiên tòa đồng ý. [12]

Bảo đảm quyền tự bào chữa của người chưa thành niên được pháp luật tố tụng hình sự thực hiện bằng các hình thức, biện pháp khác nhau. Thứ nhất, các biện pháp liên quan đến ban hành các quy định đúng đắn, khả thi, hợp lý trong pháp luật tố tụng hình sự và đảm bảo thực hiện các quy định đó trong thực tiễn. Quy định đầy đủ quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên; quy định các thủ tục tố tụng, bảo đảm hạn chế mức thấp nhất việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên; quy định các biện pháp pháp lý cho việc thực hiện các quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên; đồng thời quy định các biện pháp xử lý các vi phạm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên.Thứ hai, biện pháp xác định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Cần xây dựng một chế độ trách nhiệm rõ ràng, minh bạch của các chủ thể này trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.Thứ ba, các biện pháp xử lý vi phạm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Tùy theo mức độ mà đưa ra hình thức xử lý cho phù hợp, có thể áp dụng các biện pháp xử lý như: Xử lý kỷ luật đối với người tiến hành tố tụng; bồi thường thiệt hại cho bị can, bị cáo; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người; thay đổi người tiến hành tố tụng. Thứ tư, biện pháp bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Khiếu nại, tố cáo là những biện pháp quan trọng tạo điều kiện cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên phát hiện cơ quan tiến tụng hoặc người tiến hành tố tụng vi phạm đến những quyền của bị can, bị cáo được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

2.2.6. Trách nhiệm bảo đảm quyền tự bào chữa cho người bị buộc tội của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự bào chữa của người bị buộc tội theo quy định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 66 - 70)