1.3.3 .Quyền tựbào chữa trong luậtTTHS Australia
2.2. Phápluật vềquyền tựbào chữa của người bịbuộc tội trong Bộ luậtTTHS
2.2.2. Quyền tựbào chữa của người bị tạm giữ
Người bị tạm giữ là người đã bị hoặc chưa bị khởi tố về hình sự, những người này là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, trường hợp người phạm tộitự thú. Mặc dù có thể chưa bị khởi tố về hình sự nhưng trên thực tế họ đã phải chịu sự cưỡng chế của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Họ bị hạn chế quyền tự do, bị buộc phải đưa ra những câu trả lời trong những hoạt động thẩm vấn, điều tra ban đầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Người bị tạm giữ cũng có thể là người đã bị khởi tố về hình sự đó là bị can, bị cáo, người bị kết án, người đang chấp hành án, nếu bị bắt theo quyết định truy nã hoặc ra đầu thú và đã có quyết định tạm giữ đối với họ thì cũng là người bị tạm giữ. Trong thời gian tạm giữ, những người này được đảm bảo quyền tự bào chữa thông qua các quy định sau.
Thứ nhất, người bị tạm giữ được biết lý do mình bị tạm giữ. Pháp luật
quy định: “người bị tạm giữ có quyền được biết lý do mình bị tạm giữ” (điểm d khoản 2 Điều 59 Bộ luật TTHS năm 2015). Ngay tại thời điểm bị bắt để tạm giữ, người này được nghe đọc biên bản bắt người và có quyền ghi ý kiến không đồng ý của mình vào biên bản và ký xác nhận. Nội dung của quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, người bị tạm giữ được giao 1 bản quyết định này. Ở nội dung này, việc người bị tạm giữ được biết lý do mình bị giữ là yêu cầu bắt buộc. Điều đó tránh cho mọi công dân sự xâm hại từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực thi công vụ, hạn chế sự lạm quyền, vượt quyền của các cơ quan này. Quyết định tạm giữ phải bảo đảm về sự cần thiết khi áp dụng và thỏa mãn các căn cứ pháp luật. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ được gửi cho VKS cùng cấp; nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.Việc đảm bảo người bị tạm giữ phải được biết lý do cơ quan tố tụng đưa ra để tạm giữ mình còn là bước đầu tiên để người này xác định được vấn đề mình đang phải đối diện. Thông qua đó, người bị tạm giữ có những sự chuẩn bị nhất định về những chứng cứ, lập luận để bảo vệ mình trong quá trình tiếp xúc với các cơ quan tiến hành tố tụng ở những bước tiếp theo.
Thứ hai, người bị tạm giữ có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ. Người bị tạm giữ có những quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong
Bộ luật tố tụng hình sự tuy nhiên, do trình độ văn hóa, điều kiện sống và những yếu tố khách quan khác xung quanh mỗi người dẫn tới việc nhận thức và hiểu biết về quyền và nghĩa vụ, trong đó có quyền tự bào chữa của họ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có sự khác biệt, thậm chí là chênh lệch. Để có thể thực hiện tốt quyền tự bào chữa, người bị tạm giữ phải được giải thích về quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định cho họ. Chỉ khi được giải thích cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ, người bị tạm giữ mới có nhận thức đầy đủ và sử dụng pháp luật có hiệu quả để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thêm nữa, người bị tạm giữ sẽ có sự ổn định về mặt tâm lý, tin tưởng vào sự khách quan của cơ quan tiến hành tố tụng và vào quyết định của họ trong tố tụng, tạo ra bầu không khí thuận lợi và hợp tác trong quá trình tiếp xúc với người THTT, cơ quan THTT. Như đã trình bày về quyền của người bị buộc tội sẽ tương ứng với nghĩa vụ từ phía buộc tội, theo đó, pháp luật đưa ra những yêu cầu đối với người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích cho người bị tạm giữ biết được quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 59 BLTTHS năm 2015.
Thứ ba, người bị tạm giữ có quyền trình bày lời khai. Điểm c khoản 2
Điều 59 Bộ luật TTHS ghi nhận, người bị tạm giữ có quyền “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”[12] Lời khai, ý kiến của người bị tạm giữ là những vấn đề liên quan đến việc họ bị bắt giữ, bị truy nã, tự thú, đầu thú. Cơ quan ra quyết định tạm giữ là chủ thể tiến hành lập biên bản ghi lời khai của người bị tạm giữ. Lời khai của người bị tạm giữ phải được ghi nhận cụ thể, chi tiết trong biên bản lấy lời khai, khi đó, lời khai mới được coi là một loại nguồn chứng cứ trong TTHS. Lời khai của người bị tam giữ là một trong các
căn cứ để các cơ quan THTT xem xét giải quyết vụ án. Lời khai và hoạt động lấy lời khai trong giai đoạn này được xem như việc thực hiện quyền tự bào chữa một cách cụ thể nhất khi sự tiếp xúc của người bị buộc tội và chủ thể buộc tội là trực tiếp, không qua bất kỳ khâu trung gian nào. Yêu cầu đảm bảo quyền tự bào chữa cho người bị tạm giữ ở giai đoạn này thể hiện thông qua việc điều tra viên đọc lại biên bản ghi lời khai cho người bị tạm giữ nghe, đồng thời điều tra viên giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Tín hợp pháp của biên bản ghi lời khai của người bị tạm giữ được căn cứ dựa trên chữ ký của điều tra viên và chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị tạm giữ trong trường hợp người này không biết chữ. Nếu người bị tạm giữ không thể ký được vì một trong các lý dó: nhược điểm về thể chất, tâm thần hay vì lý do sức khỏe thì trong biên bản phải ghi rõ lý do.
Thứ tư, người bị tạm giữ có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu.
Người bị tạm giữ có quyền đưa ra những tài liệu, đồ vật nhằm chứng minh họ không liên quan đến vụ việc mà vì đó họ bị bắt giữ. Người bị tạm giữ cũng có quyền yêu cầu xác minh lại sự việc, yêu cầu CQĐT đưa ra những bằng chứng được coi là có căn cứ bắt giữ họ. Thông qua hoạt động này, người bị tạm giữ có thể bác bỏ, phản bác lại những căn cứ mà các cơ quan THTT sử dụng để áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với họ.
Thứ năm, người bị tạm giữ có quyền khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định,hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền THTT. Người bị
tạm giữ có quyền khiếu nại về việc tạm giữ trái pháp luật hoặc các hành vi trái với quy chế về tạm giữ. Người bị tạm giữ có quyền khiếu nại về việc tạm giữ nếu thấy việc mình bị tạm giữ là sai trái không có căn cứ, khiếu nại các quyết định khác có liên quan như khám nhà, khám người, tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét. Khiếu nại này được gửi cho cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan này xem xét và giải quyết.Trước đây, Bộ luật TTHS năm 1988 chỉ quy
định người bị tạm giữ có quyền khiếu nại về việc tạm giữ. Đến Bộ luật TTHS năm 2003 và Bộ luật TTHS năm 2015 đã đưa thêm “quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền THTT”. Quyết định này thể hiện sự mở rộng tính dân chủ trong TTHS; tạo điều kiện thuận lợi cho người bị tạm giữ thực hiện quyền tự bào chữa cho mình.
Như vậy, việc quy định một cách cụ thể về các quyền của người bị tạm giữ cũng chính là những đảm bảo để người bị tạm giữ được tự mình “bào chữa” bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc minh oan cho mình.