1.3.3 .Quyền tựbào chữa trong luậtTTHS Australia
2.2. Phápluật vềquyền tựbào chữa của người bịbuộc tội trong Bộ luậtTTHS
2.2.3. Quyền tựbào chữa của bịcan
Bị can là những người đã bị khởi tố về hình sự, tham gia tố tụng ở các giai đoạn điều tra, truy tố và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tư cách tố tụng của bị can sẽ chấm dứt khi CQĐT đình chỉ điều tra, VKS đình chỉ vụ án, tòa án đình chỉ vụ án (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) đối với bị can; hoặc tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Khi một người bị khởi tố bị can, họ trở thành đối tượng bị buộc tội trong vụ án, điều đó không đồng nghĩa với việc xác định họ là người có tội. Đây là vấn đề có tính chất nguyên tắc, Điều 13 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”[12]. Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được phép tiến hành các biện pháp tố tụng nhất định đối với họ để xác định sự thật. Họ là đối tượng bị buộc tội trong vụ án và để bảo đảm quyền tự bào chữa cho bị can, Luật tố tụng hình sự quy định cho họ các quyền như sau.
Thứ nhất, bị can có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì. Chỉ khi
bị can biết được họ bị cơ quan có thẩm quyền buộc tội gì, họ mới có thể có thể chuẩn bị cho việc đưa ra các chứng cứ, lập luận nhằm chống lại việc bị buộc tội đó hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự họ phải chịu. Để bảo đảm
quyền này cho bị can, tại khoản 3 Điều 179 BLTTHS năm 2015 quy định “24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra”[12]. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay cho người đã bị khởi tố. Đối với trường hợp Viện kiểm sát khởi tố bị can, Cơ quan điều tra cũng phải giao ngay quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát cho bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho họ. Quyết định khởi tố bị can thể hiện rõ bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội, những tình tiết khác của tội phạm. Quyết định khởi tố bị can được giao cho bị can sẽ giúp họ biết mình bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự và một số chi tiết liên quan đến vụ án. Từ đó, bị can sẽ có những chuẩn bị tốt hơn cho việc thực hiện các hoạt động nhằm minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của họ. Trong trường hợp có sự thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra cũng phải thông báo cho bị can biết.
Thứ hai, bị can có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ. Cùng
với quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì, bị can có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ. Cơ quan điều tra phải giải thích để bị can nắm, hiểu rõ về các quyền, nghĩa vụ của mình. Bị can là người đang bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tội, họ là người cần phải biết quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện quyền tự bào chữa để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Khi không nắm được những việc được làm hay không được làm, họ
sẽ không biết hành vi nào là được phép thực hiện, hành vi nào bị cấm, dẫn đến việc họ có nguy cơ tiếp tục phạm những tội phạm khác. Có trường hợp, do hiểu biết pháp luật còn hạn chế, bị can không thực hiện đầy đủ quyền tự bào chữa do lo sợ hành vi đó không hợp pháp. Khi bị can được giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, bị can sẽ biết rõ quyền, nghĩa vụ của họ. Trên cơ sở đó họ sẽ lựa chọn được hành vi có thể bảo vệ tối đa lợi ích của mình mà không trái với quy định pháp luật. Để bảo đảm quyền này cho bị can, pháp luật đã quy định cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giải thích cho bị can biết các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 khi thực hiện một số hoạt động tố tụng như: khi giao quyết định khởi tố cho bị can; sau khi giao quyết định truy tố; trước khi hỏi cung.
Thứ ba, bị can có quyền trình bày lời khai. Bị can có quyền trình bày
trước Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát về những vấn đề có liên quan đến vụ án, liên quan đến vấn đề họ đang bị buộc tội và thái độ khai báo thành khẩn của bị can được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Lời khai của bị can là một loại nguồn chứng cứ, trên cơ sở quy định của pháp luật các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sẽ xem xét, đánh giá tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp để ra quyết định tố tụng được chính xác. Do đó việc bị can trình bày lời khai trước cơ quan tiến hành tố tụng là hoạt động quan trọng trong việc làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, giúp bị can có thể thực hiện tốt hơn việc tự bào chữa để bảo vệ quyền lợi của chính họ. Quy định như vậy còn góp phần nâng cao trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng quyền trình bày lời khai của bị can; không được dùng các biện pháp trái pháp luật để buộc bị can khai báo bởi đó là vi phạm quyền của bị can và có thể dẫn đến sai lầm trong kết quả điều tra; cao hơn là vi phạm quyền con
người được pháp luật bảo vệ. Để bảo đảm quyền trình bày lời khai cho bị can, pháp luật quy định bị can có thể trình bày lời khai ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Việc lấy lời khai của bị can phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định nhằm bảo đảm việc khai báo của bị can là tự nguyện, phù hợp ý chí của bị can và việc ghi nhận lời khai của bị can bảo đảm tính trung thực, chính xác. Các cơ quan tiến hành tố tụng không được dùng lời nhận tội của bị can làm chứng cứ duy nhất để kết tội mà phải tiến hành kiểm tra tính chính xác của lời khai, sự phù hợp với các tình tiết và các chứng cứ khác của vụ án (Điều 98 Bộ luật TTHS năm 2015).
Mỗi lần hỏi cung, người lấy cung phải lập biên bản, biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Và để đảm bảo những lời khai này là được chính xác, thể hiện ý chí thật sự của bị can, pháp luật quy định nghiêm cấm Điều tra viên tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can. Sau khi hỏi cung, người lấy khẩu cung phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì người lấy khẩu cung và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợp bị can viết bản tự khai thì người lấy lời khai và bị can cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó. Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung. Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can. Trường hợp Kiểm sát
viên hỏi cung bị can thì biên bản được thực hiện theo quy định của Điều này. Biên bản hỏi cung bị can được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án (Điều 184 Bộ luật TTHS năm 2015).
Điều 183 Bộ luậtTTHS có những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bị can đưa ra chứng cứ, lời khai vànhững lời giải thích, bịcan có thể tự viết lời khai của mình [12]. Pháp luật có quy định các điều kiện của quá trình hỏi cung bị can để bảo đảm việc khai báo của bị can là tự nguyện, phù hợp ý chí của bị can như không được hỏi cung vào ban đêm trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc đưa ra lời khai (trình bày về những tình tiết của vụ án) là quyền của bị can chứ không phải trách nhiệm của họ. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án tại điều 15 Bộ luật TTHS hiện hành quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan THTT, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là vô tội”[12]. Thái độ khai báo thành khẩn của người bị buộc tội lại được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, pháp luật nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình (Điều 10 bộ luật TTHS năm 2015) và quy định khi hỏi cung bị can, ĐTV hoặc KSV bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. Quy định này là một đảm bảo pháp lý quan trọng để vụ án được làm sáng tỏ một cách công minh, khách quan, đúng pháp luật. Thực tiễn quá trình tố tụng ở nước ta đã cho thấy rất nhiều tồn tại, hạn chế nhất là những hành vi ép cung bị can, thậm chí có những trường hợp dùng nhục hình dẫn đến chết người. Vì thế, yêu cầu đặt ra với CQĐT cần phải tôn trọng quyền trình bày lời khai của bị can để có thể xác định sự thật một cách khách quan, không phiến diện, không được dùng những biện pháp trái pháp luật để lấy lời khai của người bị buộc tội.
Thứ tư, bị can có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Bị can có
quyền cung cấp những tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án. Khi nhận được các tài liệu, đồ vật do bị can cung cấp, cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm
tra, đánh giá một cách khách quan để xác định tính liên quan của những thứ được bị can cung cấp. Bị can cũng có quyền đưa ra những yêu cầu như: yêu cầu thông báo về nội dung kết luận giám định; được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định: được yêu cầu giám định bổ sung, giám định lại. Trong trường hợp CQĐT, VKS không chấp nhận yêu cầu của bị can thì phải nêu rõ lý do và phải thông báo cho họ biết (Điều 214). Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại điểm 5 và điểm 6 Điều 157 Bộ luật TTHS mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì CQĐT hoặc VKS ra quyết định phục hồi điều tra (Điều 235)... Cụ thể hóa nội dung này, trong Thông tư số 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01 tháng 02 năm 2018 đã đưa ra những quy định mang tính đột phá nhằm đảm bảo quyền tự bào chữa cho bị can. Theo đó, bị can có quyền “đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi họ có yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự”[22]. Bị can hoặc được quyền đọc, ghi chép tài liệu từ sau khi kết thúc Điều tra, trong giai đoạn truy tố đến trước khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Việc cho bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa phải bảo đảm các yêu cầu về giữ bí mật theo quy định của pháp luật, không gây cản trở và bảo đảm thời hạn của hoạt động Điều tra, truy tố, xét xử. Như vậy cơ quan THTT không được có bất cứ hành vi nào cản trở bị can đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Tuy nhiên, việc đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của bị can. Việc chứng minh hành vi phạm tội thuộc cơ quan THTT.
Thứ năm, bị can có quyền đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; (các Điều từ 51
đến 54, Điều 68, Điều 69 và Điều 70 BLTTHS năm 2015). Người tiến hành tố tụng, người giám định, người dịch thuật, người phiên dịch, có vai trò rất
quan trọng trong việc làm sáng tỏ nội dung, các tình tiết của vụ án, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bị can nên yêu cầu đặt ra với họ sự vô tư, khách quan. Vì thế, nếu có căn cứ cho rằng việc những người này tham gia tố tụng sẽ làm ảnh hưởng đến sự khách quan của hoạt động xác định sự thật vụ án thì bị can, bị can có quyền đề nghị thủ trưởng Cơ quan điều tra hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nơi bị can bị điều tra thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch. Bên cạnh đó, Bộ luật TTHS có quy định cụ thể các trường hợp người tiến hành tố tụng phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi (Điều 49 BLTTHS năm 2015).
Thứ sáu, bị can có quyền được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quy định này của Bộ luật TTHS
là căn cứ quan trọng giúp cho bị can thực hiện tốt quyền bào chữa; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trên cơ sở xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ thu thập được liên quan đến vụ án, trong từng giai đoạn cụ thể, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đưa ra những nhận định, quyết định cụ thể theo quy định của pháp luật (kết quả của các bước chứng minh tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng). Việc quy định quyền nhận các quyết định này cho bị can, bảo đảm cho bị can khả năng tiếp cận thông tin liên quan đến các tình tiết trong vụ án, về căn cứ, cơ sở mà các cơ quan tiến hành tố tụng nghi ngờ họ phạm tội, các vấn đề liên quan đến những người tham gia tố tụng trong vụ án và tình tiết trong vụ án. Trên cơ sở đó, bị can mới có thể chuẩn bị các ý kiến, đưa ra các tài liệu, chứng cứ để bào chữa. Để cụ thể hóa quy định này, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có các quy định về việc giao nhận các quyết định tố tụng cụ thể
như: quy định về việc gửi quyết định tạm đình chỉ điều tra cho bị can tại khoản 3 Điều 229; quy định về việc giao nhận kết luận điều tra hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can, người bào chữa tại khoản 3 Điều 230; quy định về việc giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can tại khoản 2 Điều 240.
Thứ bảy, bị can có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Khi có căn cứ cho rằng cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tốtụng ban hành quyết định hoặc có hành vi tố tụng không đúng quy định của pháp luật, các tình tiết của vụ án, làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của bị can thì họ có quyết khiếu nại đến người có thẩm quyền về quyết định hoặc hành vi đó. Cùng với việc khiếu nại, bị can sẽ cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho khiếu nại của mình để người có thẩm quyền xem xét, đánh giá và giải quyết khiếu nại. Kết quả giải quyết phải được thông báo bằng văn bản cho bị can biết. Việc bảo đảm