Cơ chế đảm bảo thi hành quyền tựbào chữa trong TTHS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự bào chữa của người bị buộc tội theo quy định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 25 - 32)

1.1.3 .Nội dung quyền tựbào chữa trong tốtụng hình sự

1.1.4. Cơ chế đảm bảo thi hành quyền tựbào chữa trong TTHS

Quyền tự bào chữa và những quyền cơ bản khác của con người được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở để đảm bảo thực thi quyền con người. Việc đảm bảo quyền tự bào chữa phải được ghi nhận theo hướng các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia thể chế hóa những tiêu chuẩn, tiêu chí được xác định trong các văn bản pháp lý quốc tế, đảm bảo phù

hợp với điều kiện, hoàn cảnh khi áp dụng tại quốc gia mình. Các văn bản pháp lý quốc gia phải ghi nhận từ Hiến pháp đến những luật, bộ luật chuyên ngành, ở phạm vi vấn đề nghiên cứu là những luật hay bộ luật về TTHS. Những quy định đó phải đầy đủ, được áp dụng chính xác. Điều đó thể hiện việc Nhà nước trao cho mọi người, chứ không chỉ riêng bất kỳ nhóm người thiểu số nào những phương tiện cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình. Đồng thời với đó là việc Nhà nước phải tạo lập những cơ chế để giải quyết và đảm bảo những quyền của những người bị buộc tội. Những quyền này khi áp dụng sẽ kéo theo việc mọi chủ thể trong xã hội phải tôn trọng, không loại trừ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm tôn trọng các quyền của người bị buộc tội đã được pháp luật ghi nhận, điều đó thể hiện qua việc thực hiện đúng và đầy đủ những quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện tối đa cho người bị buộc tội thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong quan hệ pháp luật hình sự, xuất hiện mối quan hệ giữa một bên là người bị buộc tội và một bên là đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng, có nghĩa vụ chứng minh hành vi phạm tội của người bị tình nghi là có hành vi phạm tội. Phải khẳng định trong mối quan hệ này, những người bị buộc tội đương nhiên được coi là nhóm người yếu thế hơn so với cơ quan, người tiến hành tố tụng được ủy quyền thực hiện quyền lực Nhà nước trong giải quyết vụ án hình sự. Để chống lại khả năng bị các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp đặt ý chí mang tính buộc tội một chiều, pháp luật nói chung đã trao cho người bị buộc tội quyền tự bảo vệ mình, quyền được chứng minh và tự chứng minh sự vô tội trước các cáo buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng, đó chính là quyền tự bào chữa. Pháp luật TTHS một mặt là công cụ của Nhà nước để bảo vệ quyền con người, mặt khác cũng tạo ra cơ chế để công dân nói chung và người bị buộc tội nói riêng tự bảo vệ quyền lợi của mình thông qua các hành

vi tố tụng ở các giai đoạn tố tụng khác nhau. Nhà nước ban hành pháp luật TTHS như một công cụ đảm bảo thực thi quyền con người, pháp luật TTHS quốc gia sẽ nội luật hóa các Công ước quốc tế, điều ước quốc tế về quyền con người trong đó những đảm bảo về quyền tự bào chữa không thể không được đề cập. Việc Nhà nước ghi nhận những quy định về quyền tự bào chữa cũng thể hiện sự cam kết cũng như trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Quyền tự bào chữa trong TTHS được ghi nhận trong pháp luật quốc gia nhưng phải dựa trên nền tảng cơ bản là các Bộ luật về nhân quyền trong pháp luật quốc tế. Bởi, những văn bản pháp lý quốc tế về nhân quyền “là giá trị chung của nhân loại, là kết quả đấu tranh hàng nghìn năm của những tư tưởng tiến bộ với những thế lực độc tài, là sự cố gắng không mệt mỏi của các quốc gia và cộng đồng quốc tế sau những biến cố mang tính lịch sử, chà đạp quyền con người như cuộc chiến tranh thế giới thứ II…”. [34. Tr119.]. Việc nội luật hóa các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế cũng thể hiện sự thay đổi mang tính tích cực và những nhận thức tiến bộ của mỗi quốc gia trong tiến trình phát triển của đời sống xã hội.

Từ những nghiên cứu về khái niệm người bị buộc tội và quyền tự bào chữa đã nêu, người viết có thể đưa ra khái niệm về quyền tự bào chữa của người bị buộc tội như sau: “Quyền tự bào chữa của người bị buộc tội là tổng hợp các hành vi tố tụng của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo được pháp luật quy định cho họ nhằm giúp họ tự mình đưa ra các chứng cứ để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trước các cơ quan có thẩm quyền trong các quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.”

Từ định nghĩa đã nêu trên, quyền tự bào chữa của người bị buộc tội được xác định có một số đặc điểm như sau:

- Hoạt động thực hiện quyền tự bào chữa của người bị buộc tội có thể biểu hiện dưới hai dạng hành động hoặc không hành động. Điều này phản ánh

thông qua việc người bị buộc tội đưa ra những lý lẽ, chứng cứ để chống lại những cáo buộc hướng về mình hoặc họ lựa chọn phương thức không hành động mà thể hiện trực tiếp thông qua quyền im lặng;

- Quyền tự bào chữa chỉ xuất hiện và thuộc về người nào đó khi họ bị buộc tội. Quyền bào chữa không chỉ thuộc về bị can, bị cáo mà còn thuộc về người bị tình nghi phạm tội, túc là những người bị bắt, bị tạm giữ nhưng chưa bị khởi tố và người bào chữa, người đại diện hợp pháp của họ. Như vậy, chủ thể của quyền bào chữa là người bị buộc tội, bao gồm người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

- Quyền tự bào chữa xuất hiện sớm nhất khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ trong một số trường hợp nhất định. Quyền tự bào chữa kết thúc chậm nhất khi người bị kết án trình bày tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình tại phiên tòa giám đốc thẩm hoặc những tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ án. Nói cách khác, quyền tự bào chữa xuất hiện từ khi giữ người trong trườn hợp khẩn cấp, bắt người, có quyết định tạm giữ hoặc từ khi khởi tố bị can. Quyền tự bào chữa kết thúc khi vụ án được xét xử và bản án có hiệu lực pháp luật. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi những căn cứ của việc buộc tội không còn, chủ thể có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án thì chức năng bào chữa sẽ kết thúc sớm hơn.

- Bản chất của tự bào chữa là bảo vệ mình khỏi sự buộc tội, kết tội một cách oan, sai của các cơ quan có thẩm quyền tố tụng hình sự bằng cách đưa ra những lập luận, bằng chứng chứng minh sự vô tội hay những căn cứ làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tự bào chữa là các hoạt động của người bị buộc tội từ khi bị buộc tội đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị. Thông qua hành vi cụ thể(có thể là hành động hoặc không hành động) họ sử dụng các quyền luật định để làm sáng tỏ

những tình tiết chứng minh cho sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như những tình tiết khác có lợi cho người bị buộc tội. Đó có thể là hành vi tố tụng hướng tới việc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng; hoặc nhằm đưa ra chứng cứ nhằm làm giảm nhẹ trách nhiệm của người bị buộc tội; hoặc các hành vi tố tụng nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ của người bị buộc tội kể cả khi chúng không trực tiếp liên quan tới việc làm giảm trách nhiệm hình sự trong vụ án.

Quyền tự bào chữa được thể hiện thông qua hình thức trực tiếp một người bị coi là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự mình thực hiện các quyền tố tụng được pháp luật quy định cho họ nhằm đưa ra các chứng cứ để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước các cơ quan tiến hành tố tụng trong các quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu quyền tự bào chữa là một bộ phận của quyền bào chữa của người bị cáo buộc phạm tội được quy định trong pháp luật quốc tế mà các quốc gia có trách nhiệm bảo đảm nhằm giải quyết vụ án khách quan, công bằng, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người trong hoạt động TTHS giải quyết cụ án hình sự.

1.2.Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định quyền tự bào chữa trong luật TTHS

1.2.1. Cơ sở của việc quy định quyền tự bào chữa trong luật TTHS

Quyền con người là đặc quyền tự nhiên và riêng có của con người được nhiều văn kiện quốc tế, pháp luật của quốc gia ghi nhận và đảm bảo thi hành. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội loài người, cùng với quá trình đấu tranh lâu dài của các dân tộc trên thế giới, quyền con người ngày càng được tôn trọng, bảo đảm. Suy đến cùng các cuộc đấu tranh của con người trên thế giới đều hướng tới việc đòi hỏi bảo đảm bảo vệ tốt hơn quyền

con người. Chủ nghĩa Mác – Lênin coi "quyền con người mang đặc tính tự nhiên nhưng có nội dung xã hội, bị chế ước bởi từng hoàn cảnh lịch sử, từng chế độ xã hội, từng Nhà nước". [45].

Tố tụng hình sự là một lĩnh vực đặc thù, gồm toàn bộ các hoạt động của các chủ thể tố tụng hình sự nhằm giải quyết vụ án hình sự khách quan, công bằng, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; trong đó có người bị buộc tội. Đây là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm mà ở đó quyền conngười có nguy cơ cao bị xâm phạm. Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm quyền con người trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền bào chữa nói chung và quyền tự bào chữa nói riêng được ghi nhận là quyền cơ bản của luật tố tụng hình sự. Theo quy định thì không ai bị coi là có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ căn cứ hoặc có căn cứ nhưng căn cứ không đủ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan hay người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Mặc dù người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang là đối tượng bị nghi ngờ, có khả năng bị buộc tội thực hiện tội phạm từ phía các cơ quan nhà nước nhưng về mặt pháp lý họ chưa có tội. Do đó, họ vẫn phải được bảo đảm các quyền công dân, quyền con người như các công dân khác; mặc dù, trong một số trường hợp, những quyền này có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên khi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bị bắt, tạm giữ thì họ đã phải chịu những hạn chế, xâm phạm nhất định về quyền của họ như quyền tự do, quyền bảo hộ về danh dự, nhân phẩm... Để bảo đảm sự đúng đắn, khách quan trong quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án, hạn chế tối đa việc xâm phạm đến quyền con

người trong tố tụng hình sự, pháp luật đã quy định quyền bào chữa, trong đó có các nội dung về quyền tự bào chữa cho người bị buộc tội và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện các quyền này.

Pháp luật tố tụng hình sự hướng đến mục đích chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm; phát hiện chính xác, nhanh chóng, kịp thời, xử lý công minh, công bằng mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để xác định sự thật khách quan trong vụ án hình sự, cần thiết phải thu thập đầy đủ các yếu tố, chứng cứ ở nhiều khía cạnh khác nhau. Phải đánh giá toàn diện các chứng cứ buộc tội và gỡ tội, chứng cứ do các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập cũng như chứng cứ do bên gỡ tội cung cấp. Việc xác định sự thật khách quan sẽ không thể thực hiện được hoàn chỉnh nếu chỉ nghe ý kiến từ một phía buộc tội, bởi ý kiến mang tính chủ quan và phiến diện. Thông qua đó, các cơ quan tiến hành tố tụng có cái nhìn toàn diện các tình tiết trong vụ án để đưa ra kết luận. Như đã trình bày, trong tố tụng hình sự, quyền bào chữa và tự bào chữa luôn đi đôi cùng quyền buộc tội. Việc giải quyết một vụ án hình sự sẽ không bảo đảm tính chính xác, khách quan nếu chỉ coi trọng chức năng buộc tội mà không bảo đảm chức năng bào chữa. Khi đó, trong các hoạt động tố tụng sẽ mang nặng ý chí chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Họ chỉ chú ý đến việc thu thập các chứng cứ buộc tội mà bỏ qua các chứng cứ gỡ tội nên không đánh giá được toàn diện các chứng cứ để xác định sự thật vụ án. Trên thực tế, việc bảo đảm quyền bào chữa và tự bào chữa đã bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu

quả công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng dẫn đến tình trạng làm oan người không có tội hoặc bỏ lọt tội phạm; xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, xã hội và công dân. Chính vì thế, việc quy định quyền tự bào chữa nói riêng trong tố tụng hình sự là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự bào chữa của người bị buộc tội theo quy định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)