Cấp đa phương

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 70 - 74)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG XUẤT KHẨU

4. Cấp đa phương

Công khai minh bạch và tham gia soạn thảo tiêu chuẩn. Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, tổ chức thương mại quốc tế, các nước nhập khẩu hàng Việt Nam tạo các điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận thông tin về tiêu chuẩn môi trường, tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế.

Hỗ trợ kỹ thuật: Cần có sự chuyển giao công nghệ của các nước phát triển cho Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng cấp các thiết bị kiểm tra chất lượng của mình, góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu chất lượng ngày càng gia tăng của các nước nhập khẩu.

Các cơ quan viện trợ đa phương có thể giúp Việt Nam thông qua các dự án về môi trường, các khóa đào tạo, tham gia các hội nghị quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường.

Thừa nhận lẫn nhau các thủ tục chứng nhận và đánh giá sự phù hợp. Các tổ chức và diễn đàn kinh tế quốc tế cần có các hoạt động thiết thực nhằm

hài hòa các loại tiêu chuẩn khác của các nước nhập khẩu theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, trên cơ sở đó các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở các nước phát triển có thể chuẩn mực hệ thống sản xuất của mình theo tiêu chuẩn quốc tế, tránh việc chạy theo các loại tiêu chuẩn rất khác nhau, thậm chí chồng chéo mâu thuẫn của các nước nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Tình hình kinh tế thế giới diễn ra hết sức phức tạp, khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế chậm lại, kéo theo nhiều khó khăn cho thương mại quốc tế. Thị trường quốc tế, người tiêu dùng quốc tế kỹ tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, đặt ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn nữa. Là một nước đang phát triển với vị thế hạn chế trên thị trường Việt Nam nỗ lực phát huy những tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên trường quốc tế.

Khi mà vấn đề phát triển bền vững, bảo vệ môi trường ngày càng được đề cao, việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường là hết sức cần thiết. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này có thể khiến các doanh nghiệp, người nông dân ban đầu gặp một số khó khăn nhưng đó không phải là những khoản đầu tư mất đi mà là lợi ích lâu dài. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã dần nắm bắt được xu hướng thế giới, nỗ lực học tập kinh nghiệm của các mô hình thành công, thúc đẩy việc triển khai áp dụng các tiêu chuẩn môi trường một cách có hiệu quả. Một điều tất yếu là Việt Nam đang ở giai đoạn đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức, hạn chế về mọi mặt nhưng với sự quyết tâm, phấn đấu Việt Nam sẽ thành công trong việc tạo dựng hình ảnh những sản phẩm xuất khẩu thân thiện với môi trường trong ấn tượng của thị trường quốc tế. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng gì, không phải một sớm một chiều có thể thực hiện được mà là kế hoạch có tính lâu dài, đòi hỏi sự đóng góp của tất cả các cấp, Nhà nước, các bộ ban ngành, các doanh nghiệp và người dân.

Trong khuôn khổ phạm vi và mục đích nghiên cứu đã xác định, luận văn đã làm rõ được những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường được áp dụng chủ yếu trên thế giới; đưa ra lý luận chung về sức cạnh tranh

của hàng hóa xuất khẩu, những nhân tố ảnh hưởng và những tiêu chí để đánh giá.

Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu nói chung, trọng tâm là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đồng thời phân tích cụ thể 2 mặt hàng thủy sản và sản phẩm gỗ. Căn cứ vào thực trạng đưa ra những đánh giá, nhận xét về hiệu quả cũng như hạn chế cần khắc phục, tìm ra những nguyên nhân của hạn chế.

Thứ ba, từ những thực trạng và đánh giá đó, luận văn đã đề xuất một số biện pháp đối với từng cấp: Cấp Nhà nước, cấp doanh nghiệp, hộ gia đình và cấp đa phương để tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn một cách có hiệu quả nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Do hạn chế về trình độ cũng như nguồn tài liệu, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô thông cảm và góp ý để luận văn của em hoàn thiện hơn, vừa mang tính lý luận, có ý nghĩa thực tiễn.

Một lần nữa em xin gửi lời chân thành cảm ơn cô Lê Huyền Trang đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành nghiên cứu đề tài này.

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 70 - 74)