Đánh giá việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hai mặt hàng chủ lực của Việt Nam: Thủy sản và Cà phê

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 44 - 46)

II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU.

2.Đánh giá việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hai mặt hàng chủ lực của Việt Nam: Thủy sản và Cà phê

cạnh tranh của hai mặt hàng chủ lực của Việt Nam: Thủy sản và Cà phê 3. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam

+ Các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường để tham gia hội nhập quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, rau quả. Những biện pháp các doanh nghiệp áp dụng là đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, quản lý chất thải, nâng cao ý thức của công nhân, nhà quản lý, lập chiến lược phát triển có tính đến các yêu cầu về môi trường, thường xuyên cập nhật thông tin về các quy định môi trường trong nước và của nước nhập khẩu. Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp đối với khách hàng về sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường là một trong những mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, thể hiện bằng việc có được chứng nhận ISO 14000.

+ Số lượng các doanh nghiệp, các hộ nông dân áp dụng các tiêu chuẩn môi trường còn ít. Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn phổ biến nhất nhưng cũng mới chỉ có khoảng 358 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp áp dụng HACCP cũng chỉ tầm hơn 100 doanh nghiệp, diện tích trồng rau GAP của cả nước mới chỉ đạt khoảng 5%; trái cây áp dụng GAP cũng mới chỉ có một vài loại, phần lớn tập trung ở phía Nam. Chưa có mặt hàng nào của Việt Nam được dán nhãn sinh thái đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Các tiêu chuẩn về phương pháp sản xuất, chê biến chưa được áp dụng, việc sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường chưa được quan tâm chú ý .

+ Tình trạng các doanh nghiệp vi phạm các quy định về môi trường trong nước và trong thương mại quốc tế vẫn còn khá phổ biến. Số doanh nghiệp thuộc diện di dời do bố trí không hợp lý, bị cảnh báo do có nguồn phát thải vượt quá TCCP gây ô nhiễm nghiêm trọng vẫn nhiều. Nhiều lô hàng của doanh nghiệp Việt Nam bị phía các nhà nhập khẩu cảnh báo hoặc từ chối do

không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh và môi trường như rau quả, thuỷ sản, chè.

+ Hiệu quả của việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu chưa được thể hiện rõ rệt. Các nhà nhập khẩu nước ngoài chưa có ấn tượng về hàng hóa Việt Nam thân thiện với môi trường. Hầu hết các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn do yêu cầu của Nhà nước, yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 44 - 46)