Tiêu chuẩn ISO 1

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 36 - 38)

II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU.

2.1.Tiêu chuẩn ISO 1

1. Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nói chung

2.1.Tiêu chuẩn ISO 1

Việc giới thiệu ISO 14000 với Việt Nam được thực hiện chậm hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore hoặc Malaysia. Cho tới năm 1998, tiêu chuẩn này vẫn chưa được chấp nhận và dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên, sau khi được chấp nhận thành tiêu chuẩn của Việt Nam (TCVN ISO 14001:1998), ISO 14001 đã dần trở nên phổ biến trong cộng đồng các doanh nghiệp. Điều này có thể được lý giải rằng sau khi hướng tới sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã phải chịu những áp lực, tuy nhiên hai động lực chính đằng sau sự vận động của việc ứng dụng ISO 14001, đó là áp lực từ đối tác nước ngoài và nỗ lực xúc tiến từ phía Chính phủ. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tìm được các biện pháp ở các mức độ khác nhau nhằm xúc tiến việc ứng dụng ISO 14001, từ các biện pháp khuyến khích cho đến việc quy định bắt buộc. Ở khía cạnh khuyến khích, những chương trình ở nhiều tỉnh thành khác nhau đã hỗ trợ tài chính cho các dự án ISO 14001 được lựa chọn. Ở khía cạnh còn lại, những biện pháp bao gồm yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức ở một số ngành cụ thể phải ứng dụng ISO 14001. Một ví dụ cho việc này là Quyết định 115/2003/QĐ-BCN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghiệp địa phương do Bộ Công nghiệp ban hành buộc các tổ chức sản xuất và lắp ráp ô tô phải có chứng chỉ ISO 14001 trong vòng 36 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động.

Khảo sát của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa về chứng chỉ ISO 14001 cho thấy chứng chỉ đầu tiên đã được cấp cho một tổ chức tại Việt Nam năm 1998. Từ năm 1999 đến 2002, số chứng chỉ được cấp tăng rất ít. Nhưng

đến tháng 12 năm 2003, con số này lại tăng đáng kể từ 33 đến 56 chứng chỉ. Theo khảo sát này thì vào tháng 12 năm 2003, Việt Nam đang ở vị trí thứ 6 trong tổng số 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhận được chứng chỉ ISO 14001. Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là công ty nước ngoài hoặc liên doanh, đặc biệt là với Nhật Bản, vì quốc gia này luôn luôn đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001. Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, tốc độ tăng trưởng về chứng chỉ ISO 14001 trong 2 năm 2005, 2006 là từ 127 lên 189 chứng chỉ. Các doanh nghiệp áp dụng thành công hệ thống này là Dệt Phong phú, Dệt Việt Thắng, Giày Thụy Khuê, INAX Giảng Võ… Chứng chỉ ISO 14001 được cấp cho khá nhiều các loại hình sản xuất kinh doanh như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), điện tử, hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), vật liệu xây dựng, than… Theo thống kê của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO, đến hết năm 2007, ở Việt Nam có 358 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001. Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm sau khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Điển hình là công ty xuất khẩu thủy sản Thọ Quang. Công ty đã chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường đi đôi với chất lượng sản phẩm, đầu tư toàn bộ thiết bị, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xử lý theo phương pháp sinh học. Nhờ vậy lượng nước thải, chất thải ra môi trường đạt chỉ tiêu cho phép, công ty được cấp chứng chỉ ISO 14001:2004. Chứng nhận này đã giúp cho công ty ký kết thêm được nhiều hợp đồng xuất khẩu, thu hút thêm khách hàng mới, nâng cao sản lượng xuất khẩu.

Đối với ngành công nghiệp, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 còn giúp cho doanh nghiệp giảm tiêu hao năng lượng, nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín cho sản phẩm. Ví dụ như Công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn không ngừng cải tiến các

quy trình công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty áp dụng tiêu chuẩn quản lý phòng thử nghiệm IEC 17025 nhãn hiệu VILATS 40, không chỉ tiết kiệm chi phí lâu dài cho doanh nghiệp mà còn hoàn thiện thêm uy tín của sản phẩm sứ cách điện. Để đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ISO 14001, Công ty đã chuyển từ nung bằng than sang nung bằng khí hóa dầu với công nghệ khép kín, nhiệt năng từ sản phẩm đốt được thu nhiệt đưa vào hệ thống sấy sản phẩm đã góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu, giảm chất chải sản xuất, giảm tiêu hao năng lượng. Một hình thức khác cũng được công ty sử dụng triệt để là hệ thống bể lắng lọc tuần hoàn đã giảm tỷ lệ sử dụng nước xuống còn 33 m3/tấn sản phẩm, giảm được lượng lớn nước thải ra môi trường, mặc dù nước thải đã được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn tránh gây ô nhiễm. Riêng các sản phẩm thô rắn, lượng khí thải, ánh sáng, tiếng ồn đều đạt các tiêu chuẩn để bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, công ty đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với thị phần xuất khẩu hàng năm chiếm từ 25-30%; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt gần 30 tỷ đồng. Sản phẩm sứ cách điện của công ty ngày càng được nhiều bạn hàng trên thế giới biết đến với uy tín chất lượng, an toàn với môi trường.

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 36 - 38)