Nhãn sinh thá

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 38 - 40)

II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU.

2.2.Nhãn sinh thá

1. Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nói chung

2.2.Nhãn sinh thá

Tại Việt Nam, khái niệm “Nhãn môi trường” vẫn còn xa lạ với người sản xuất và tiêu dùng. Theo kết quả điều tra của Trung tâm tư vấn Công nghệ môi trường tại 526 doanh nghiệp trên địa bàn 18 tỉnh thành trong cả nước thì chỉ có 47 doanh nghiệp Nhà nước (9%), 26 doanh nghiệp liên doanh và 10 doanh nghiệp tư nhân (2%) là quan tâm tới vấn đề Nhãn môi trường.

Ngành dệt may Việt Nam, khi thực hiện kim ngạch xuất khẩu sang EU 700 triệu USD/ năm, các doanh nghiệp ngay lập tức vấp phải trở ngại “nhãn sinh thái”. Theo đó quy định sợi, vải và quần áo thành phẩm xuất khẩu không

được chứa những loại hóa chất (sử dụng trong công nghệ nhuộm sợi) nằm trong danh mục EU cấm

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hiện nay Việt Nam mới chỉ có 5% sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ là có đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái và chưa có tổ chức đánh giá và cấp nhãn sinh thái, mà mới chỉ có các chương trình nghiên cứu và mô hình đề xuất về lý thuyết. Hiện tại thị trường Việt Nam chủ yếu chỉ có các sản phẩm mang tính nhãn sinh thái kiểu II do nhà sản xuất và dịch vụ đưa ra như: rau sạch, thịt sạch, tủ lạnh không sử dụng khí CFC… nhưng chưa được cộng đồng thừa nhận và tin tưởng. Hiện Việt Nam cũng chưa có tiêu chuẩn nhãn sinh thái chung nên nhiều khi sản phẩm của nước ta vào thị trường một nước nào đó cũng bị rào cản này gây khó khăn.

Bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy theo cá lĩnh vực sản xuất cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam từng bước đưa ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái chế và năng lượng tái tạo được. Một nhóm nghiên cứu khoa học của trường Đại học Đà Nẵng đã chế tạo thành công xe máy chạy bằng gas, tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông sản xuất hàng loạt các mặt hàng bóng đèn tiết kiệm từ 20% đến 60% công suất sử dụng điện năng.

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với nhãn sinh thái, các bộ ban ngành liên quan tăng cường việc tổ chức các buổi hội thảo, triển lãm về nhãn sinh thái. Cụ thể, vào tháng 11/2007, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) đã tổ chức hội thảo Nhãn sinh thái tại khách sạn Hà Nội. Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về nhãn sinh thái, về lợi ích của doanh nghiệp khi sản xuất các sản phẩm sinh thái; về hệ thống cấp nhãn sinh thái của một số nước trong khu vực. Tháng 3/2008, Tổng

cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đăng cai tổ chức Hội chợ triển lãm Quốc tế về sản phẩm sinh thái (EPIF 2008) trong 4 ngày với hàng chục ngàn khách tham quan. Mục đích của EPIJ 2008 nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về lợi ích của việc sản xuất, sử dụng sản phẩm và dịch vụ sinh thái, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Hội chợ Triển lãm còn là cầu nối cho các hoạt động thúc đẩy quan hệ đầu tư, liên doanh liên kết của các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo thông tin từ Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và công nghệ thì năm 2009 sẽ thí điểm dán nhãn sinh thái cho sản phẩm hàng hóa. Sau đó, năm 2011 sẽ thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Cố gắng thực hiện để đến năm 2020, có 10% các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu được cấp nhãn sinh thái. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chưa có mặt hàng nào của Việt Nam được chính thức cấp nhãn sinh thái kiểu I.

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 38 - 40)