Tiêu chuẩn HACCP

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 40 - 41)

II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU.

2.3.Tiêu chuẩn HACCP

1. Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nói chung

2.3.Tiêu chuẩn HACCP

Tại Việt Nam, khái niệm HACCP mới được tiếp cận từ năm 1992, tuy nhiên do trình độ kinh tế kỹ thuật còn thấp nên điều kiện tiếp cận với hệ thống HACCP còn rất hạn chế. Ngày nay, với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, các ngành đã có rất nhiều hoạt động thiết thực để thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Tuy nhiên, trong số hàng trăm ngàn cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm mới chỉ có khoảng hơn 100 cơ sở chế biến thực phẩm áp dụng thành công và được chứng nhận có hệ thống HACCP, đại đa số các cơ sở này được Trung tâm chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn QUACERT đánh giá và cấp chứng chỉ. Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng trong ngành chế biến thủy hải sản, thịt, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè, rau quả, … Trong đó HACCP được áp dụng nhiều nhất là ở các doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản xuất khẩu. Ngành chế biến thủy sản xuất khẩu đã đi đầu trong quá trình tiếp cận hệ thống HACCP ở Việt nam. Từ bước đầu áp dụng GMP (Good Manufacturing

Practice) theo yêu cầu của thi trường EU tới các bước tiếp cận hệ thống HACCP theo yêu cầu thị trường của Hoa Kỳ và EU. Nhờ được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn HACCP, uy tín của mặt hàng thủy sản được nâng cao hơn, thúc đẩy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Ví dụ như công ty Nam Hải ( Cần Thơ), chuyên sản xuất thủy sản cao cấp xuất sang thị trường Nhật, Hoa Kỳ nổi bật là 2 mặt hàng tôm Sushi, Nobashi. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của Công ty đạt gần 100 triệu USD, tăng 34 triệu USD so với năm trước, dẫn đầu 13 đơn vị chế biến thủy sản tại Cần Thơ nhờ sản phẩm đạt tiêu chuẩn HACCP năm 2006.

Để tăng cường việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP tại các cơ sở chế biến, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm quy định kể từ tháng 6/2005, chỉ có những cơ sở đạt tiêu chuẩn HACCP mới được phép sản xuât, kinh doanh các mặt hàng thuộc 10 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao. Trong số 10 nhóm mặt hàng đó có các nhóm mặt hàng xuất khẩu như thịt/sản phẩm từ thịt, thủy sản tươi sống/ chế biến, phụ gia, thực phẩm đông lạnh. Qua đó, các doanh nghiệp có ý thức, động lực hơn trong việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP.

Tiêu chuẩn HACCP còn cũng được áp dụng ở các mặt hàng nông sản như chè, cà phê, hồ tiêu, tuy nhiên số lượng ít. Cà phê Trung Nguyên, thương hiệu cà phê lớn nhất Việt Nam hiện nay, có tiếng tăm trên thị trường quốc tế đã vinh dự đón nhận chứng chỉ HACCP từ Cộng hòa Liên bang Đức, giúp doanh nghiệp tăng thêm uy tín cho thương hiệu cà phê trong và ngoài nước. Công ty chè Hoàng Bình là doanh nghiệp chế biến chè đầu tiên được nhận chứng chỉ HACCP trong hoạt động sản xuất kinh doanh để sản phẩm làm ra có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, chứng tỏ sự quan tâm của doanh nghiệp đến việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và ý thức sản xuất vì môi trường bền vững.

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 40 - 41)