Cấp độ các hộ gia đình chăn nuôi, sản xuất

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 68 - 70)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG XUẤT KHẨU

3. Cấp độ các hộ gia đình chăn nuôi, sản xuất

Những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản, thủy hải sản thu mua từ các hộ chăn nuôi, trồng trọt. Do hạn chế về trình độ phát triển nên nguồn hàng xuất khẩu mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chưa mang tính tập trung quy hoạch sản xuất. Vì vậy những vấn đề như dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật hay vệ sinh canh tác đều xuất phát từ chính nhận thức của người nông dân. Việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường muốn đạt được hiệu quả phải xuất phát từ chính những hộ sản xuất, nuôi trồng này. Những hộ nông dân này cần phải có tính tự giác trong việc chấp hành quy định của Nhà nước, nhận thức được tầm quan trọng của việc nuôi trồng, sản xuất theo quy trình quốc tế. Họ cần phải nhận thức được đó trước hết là vì lợi ích của riêng họ khi mà sản phẩm của họ được thị trường quốc tế chấp nhận, giá thành sản phẩm sẽ tăng lên rất nhiều lần, và sau đó hiểu được rằng nó mang lại lợi ích to lớn cho quốc gia.

Các hộ gia đình cần phải tự nguyện, chăm chỉ tham gia các khóa huấn luyện, tập huấn của các chuyên gia hướng dẫn cách nuôi trồng sao cho hợp vệ sinh, tìm hiểu thêm sách báo đề cập đến những tiêu chuẩn, những chất cấm

không được sử dụng trong quá trình nuôi trồng, bỏ vốn đầu tư và công sức ban đầu để triển khai áp dụng các tiêu chuẩn môi trường. Họ có thể tự tổ chức những câu lạc bộ nông dân để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm để áp dụng tốt các quy trình chăn nuôi, trồng trọt, áp dụng tiêu chuẩn GAP. Việc thực hiện phải hoàn toàn mang tính tự giác cao, tránh tình trạng đối phó, hời hợt gây hao phí tiền bạc công sức mà hiệu quả lại không cao. Các hộ gia đình có thể liên minh, liên kết lại, lập thành hợp tác xã, cùng nhau góp vốn, học hỏi nhau để việc triển khai áp dụng dễ dàng hơn. Ngoài ra, các hộ cũng nên áp dụng một cách chủ động, phù hợp với tình hình, điều kiện tự nhiên đặc thù của từng vùng miền, không nên áp dụng một cách máy móc dẫn đến tình trạng thua lỗ, thiệt hại đáng tiếc.

Người nông dân cần tích cực áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, loại bỏ những biện pháp canh tác lỗi thời, những phương pháp khai thác gây hại cho môi trường. Đầu tư vào các thiết bị máy móc để nâng cao năng suất thu hoạch, đồng thời đảm bảo được tiêu chuẩn mặt hàng như độ ẩm, độ gãy, tỷ lệ tạp chất, độ đồng đều,… Chọn lọc, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, có khả năng chống chọi với sâu bệnh, bảo vệ môi trường tự nhiên. Sử dụng các loại phân hóa sinh học, hạn chế sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật có hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm đất đai và môi trường nước.

Người nông dân nên từng bước áp dụng kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường, đảm bảo sản phẩm của mình sau này là sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Để đạt được điều đó, người nông dân cần chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ, chuyển đổi giống cây con theo hướng tăng năng suất và bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học. Việt Nam có nhiệu lợi thế về các sản phẩm hữu cơ như rau quả, gia vị, các sản phẩm chăn nuôi, chè, cà phê, hạt điều, thảo dược và đặc sản rừng. Tuy nhiên, do phương thức canh tác không hợp lý, sử dụng quá nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nên chất

lượng các sản phẩm nước ta còn thấp. Hiện nay, nước ta mới bắt đầu phát triển một số cây trồng hữu cơ như rau sạch, chè sạch và một số thảo dược. Để phát triển nông nghiệp hữu cơ, người nông dân cần cải tạo môi trường đất, sử dụng các biện pháp nuôi trồng thân thiện với môi trường, lựa chọn giống cay con thích hợp với từng loại đất và sinh trường. Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước về thông tin thị trường, kỹ thuật canh tác có ý nghĩa rất to lớn đối với việc nhân rộng và phát triển sản phẩm hữu cơ ở tất các các vùng trong cả nước.

Để các hộ nông dân phát huy được trách nhiệm của mình, Nhà nước, các Bộ ban ngành cần phải có sự hướng dẫn, chỉ bảo cụ thể, có chính sách khuyến khích kịp thời, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Nhà nước phải tạo điều kiện cho người nông dân, tạo niềm tin cho họ vào lợi ích của việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất. Tóm lại là phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa Nhà nước và nông dân.

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 68 - 70)