ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 50 - 54)

1. Định hướng xuất khẩu đến năm 2010

1.1. Những thách thức đối với sản xuất, xuất khẩu sang năm 2010

Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm mạnh trong năm tới, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã rơi vào suy thoái hoặc tiến gần đến suy thoái, tăng trưởng của các nền kinh tế đang nổi cũng chững lại. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu trong năm 2009 sẽ là 2.2%, thấp hơn so với dự đoán trước đó là 3%.

Việc thắt chặt tín dụng của ngân hàng các nước đã khiến cho các nhà nhập khẩu không có tiền trả cho doanh nghiệp ngay khi nhận hàng như trước đây, khách hàng chuyển sang yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam cho trả chậm sau khi bán được hàng hoặc ngưng đặt hàng, gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh hơn nữa với hàng hóa cùng chủng loại của các nước Châu Á như nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép, điện tử trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường chủ lực có xu hướng giảm. Các nhà nhập khẩu khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để nhập khẩu hàng hóa. Việc tiếp cận nguồn vốn vay bằng VNĐ cho sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều bất cập, nhất là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản trong khi đó lãi suất cho vay mặc dù đã giảm nhưng vẫn cao, làm chi phí tăng cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Thuận lợi về giá hàng hóa không còn, giá hàng hóa tiếp tục đứng ở mức thấp do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường giảm, nền kinh tế thế giới suy thoái cũng sẽ làm cho giá hàng hóa có thể tăng trong năm tới.

Năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao như lúa gạo, cà phê, cao su, dầu thô, than… Các mặt hàng công nghiệp có kim ngạch lớn là dệt may và da giày sẽ gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu, do năm 2009 Mỹ sẽ bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệt may đối với Trung Quốc tạo cạnh tranh lớn với hàng Việt Nam; EU không gia hạn quy chế GSP đối với hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam; các thị trường lớn ngày càng thắt chặt quy định và tiêu chuẩn môi trường đối với hàng hóa.

1.2. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu đến năm 2010

Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2009-2010 là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chê biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu

Bảng : Dự báo kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009 – 2010

Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Trị giỏ tăng Trị giỏ tăng Trị giỏ tăng

Tổng số 63.500 30,8 66.660 5,0 74.650 12,0 1. Nhúm nhiờn liệu, khoỏng sản 12.500 31,7 7.980 - 36,2 7.500 - 6,0 2. Nhúm nụng, lõm, thuỷ sản 12.666 27,7 12.140 - 4,2 13.270 9,3 3. Nhúm chế biến, CN và TCMN 38.334 31,5 46.540 21,4 53.880 15,8

Nguồn: Chuyên đề “Định hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu giai đoạn 2009-2010”, Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, 2008

Phương hướng

Để đạt được các mục tiêu trên, các phương hướng chính cần triển khai thực hiện là:

Một là, thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu đối với các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng sản xuất do bị hạn chế về cơ cấu (diện tích, năng suất, thời tiết,…) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng, trong đó đặc biệt chú ý đến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản

Hai là, tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như các sản phẩm chế biến: dệt may, giày dép, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, dây cáp điện,…

Ba là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến doanh nghiệp, tìm kiếm và mở rộng thị trường; đẩy mạnh đầu tư sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hóa mỹ phẩm, cơ khí,…

Bốn là, tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam thông qua việc xem xét điều chỉnh những quy định không phù hợp hạn chế xuất khẩu thời gian qua.

Năm là, tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương (FTA); gắn thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu, thông qua đó đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu

Sáu là, giảm chi phí sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ở cả doanh nghiệp và nhà nước. Về phía doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Về phía nhà nước chủ động rà soát và điều chỉnh những cơ chế chính sách chưa phù hợp theo hướng mở, không tăng thuế nhập khẩu là các mặt hàng sản xuất nói chung và xuất khẩu nói riêng.

2. Mục tiêu bảo vệ môi trường trong sản xuất, đến năm 2010 vàđịnh hướng đến năm 2020 định hướng đến năm 2020

2.1. Mục tiêu đến năm 2010

- 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải ứng dụng công nghệ sạch hoặc được trang thiết bị các thiêt bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001

- 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện

- An toàn hóa chất được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là các hóa chất có mức độ độc hại cao, việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường được hạn chế tối đa, tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp.

- Tối thiểu 20% diện tích rau, 20% diện tích cây ăn quả, 25% diện tích chè tại các vùng sản xuất tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP)

- Tối thiểu 30% sản phẩm rau, quả và 40% sản phẩm chè tại các vùng sản xuất tập trung được chứng nhận và công bố sản xuất, chế biến sản xuất an toàn theo VietGAP, GMP, HACCP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 30% số cơ sở chăn nuôi công nghiệp được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm theo GAHP, 40% cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp áp dụng GMP, HACCP

2.2. Định hướng đến năm 2020

- 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001

- 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế.

- 100% sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng trong nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021

- 100% diện tích rau, cây ăn quả, chè tại các vùng sản xuất tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt VietGAP

- 100% sản phẩm rau, quả và 100% sản phẩm chè tại các vùng sản xuất tập trung được chứng nhận và công bố sản xuất, chế biến an toàn theo VietGAP, GMP, HACCP

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 50 - 54)