Tiêu chuẩn GAP

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 41 - 44)

II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU.

2.4.Tiêu chuẩn GAP

1. Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nói chung

2.4.Tiêu chuẩn GAP

Nhận thấy được tầm quan trọng, lợi ích và mức độ phổ biến của tiêu chuẩn GAP, Việt Nam bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn GAP trong quy trình nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp. Tiêu chuẩn EUREPGAP được giới thiệu ở Việt Nam từ năm 2000 thông qua các dự án nước ngoài với sự trợ giúp kỹ thuật từ Chính phủ và một số doanh nghiệp tư nhân. Trong thời gian qua có nhiều dự án hỗ trợ được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế: Chương trình thúc đẩy nhập khẩu Thụy Điển (SIPPO) nhằm giúp nhà xuất khẩu Việt Nam thâm nhập vào thị trường châu ÂU và Thụy Điển thông qua việc cung cấp thông tin, liên lạc và đào tạo. Dự án Thúc đẩy cạnh tranh của Việt Nam (VNCI) do USAID tài trợ trong thời gian 2003-2006 với mục tiêu phát triển hệ thống GAP cho các nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận và Tiền Giang. Dự án JICA (2005-2008) giúp nông dân trồng thanh long xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Dự án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp (2005-2009). Những dự án này nhằm mục tiêu triển khai, đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn EUREPGAP ở Việt Nam. Chương trình này gồm 2 phần: thứ nhất là kế hoạch đào tạo sau thu hoạch và chuyển giao công nghệ cho nông dân, người thu mua, bán buôn và bán lẻ trong chuỗi cung ứng ở 3 khu vực: Đồng Bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đà Lạt. Trong khuôn khổ chương trình, có 6000 người tham gia, 80 cuộc hội thảo. Trong đó, một nhóm 30 nông dân trồng xoài, thanh long, vú sữa và vải sẽ được hỗ trợ để được cấp chứng chỉ EUREPGAP. 40 nhà thu mua ở 3 vùng được hỗ trợ để cải tiến dụng cụ rửa, chon biến, phân loại và đóng gói. Phần 2 của chương trình là tư vấn và chuyển giao bí quyết công nghệ cho Vụ Chính sách thị trường trong nước thuộc Bộ Công thương. Ngoài ra chương trình GAP Quốc gia tại 6 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp và TP HCM được chú trọng đầu tư nhằm huấn luyện nông dân ở các tỉnh này áp dụng tiêu chuẩn GAP, bao gồm hướng

dẫn lý thuyết, thành lập các đội kỹ thuật. Chương trình thực hiện áp dụng trên 5 loại trái cây bao gồm: thanh long, chuối, xoài, vú sữa và dưa hấu.

Một bước tiến trong việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn GAP là sự ra đời của tiêu chuẩn VietGAP được chính thức ban hành vào ngày 28/1/2008. Tiêu chuẩn VietGAP dựa trên mô hình ASEANGAP, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.

Sau thời gian 8 năm triển khai áp dụng GAP, có một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn GAP: thanh long, vú sữa, bưởi Năm roi, xoài cát Hoài Lộc, cà phê Trung Nguyên. Trước hết là phải kể đến sự thành công của mô hình GAP trên trái thanh long. Từ khi áp dụng triển khai tiêu chuẩn GAP, người nông dân có ý thức trong việc hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cho thanh long, sử dụng các loại phân bón vi sinh không gây hại đến môi trường đất, đến sức khỏe con người, chú trọng từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và phân phối. Tất cả đều tuân thủ theo tiêu chuẩn GLOBALGAP. Nhờ vậy, trái thanh long đã được xuất khẩu sang châu Âu và Hoa Kỳ là 2 thị trường rất khó tính nhưng nhu cầu cao và giá thành cao gấp 2-3 lần thị trường khác. Sau sự thành công của trái thanh long, hàng loạt các mặt hàng trái cây, rau quả khác áp dụng tiêu chuẩn GAP. Một số trái cây được cấp chứng nhận GAP : vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, nhãn tiêu, sơri. Đặc biệt, năm 2009 gạo của HTX Mỹ Thành đã được trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, đây là chứng nhận GlobalGAP đầu tiên của Việt Nam và các nước sản xuất lúa gạo ở Đông Nam. Lúa thơm của Mỹ Thành được công ty ADC (Allied Development Corporation) cam kết mua cao hơn giá thị trường 20% để chế biến gạo xuất khẩu sang châu Âu. Mô hình canh tác theo tiêu chuẩn GAP ngày càng được nhân rộng.

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 41 - 44)