Nguyên nhân của việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường chưa nhiều, chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 46 - 50)

II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU.

4.Nguyên nhân của việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường chưa nhiều, chưa hiệu quả.

chưa hiệu quả.

Nguyên nhân từ phía Nhà nước

+ Hệ thống tiêu chuẩn môi trường trong nước còn thiếu và chưa thực sự phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Theo báo cáo của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thì các tiêu chuẩn Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng 30% tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn môi trường trong nước mới chỉ nhấn mạnh vào vấn đề xử lý rác thải, ô nhiễm. Các tiêu chuẩn về sản phẩm chưa cụ thể, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Ví dụ các tiêu chuẩn về nhãn sinh thái, tiêu chuẩn bao bì đóng gói, PPM,... Các tiêu chuẩn môi trường về sản phẩm chỉ là những cố gắng nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe mà chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu.

+ Hệ thống thông tin của Nhà nước, các Bộ ban ngành đến các doanh nghiệp, người dân còn hạn chế. thông tin thường là không cập nhật, chưa có các thông tin chuyên sâu về các khía cạnh môi trường liên quan đến hội nhập như những quy định của WTO, các tổ chức kinh tế khu vực như ASEAN, EU, NAFTA... Các kênh thông tin doanh nghiệp thường sử dụng khai thác là sách, báo, tạp chí, Internet. Gần đây, nhiều bộ chủ quản đã có trang Web chuyên về các vấn đề môi trường như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thương mại (cục xúc tiến thương mại và trung tâm thông tin thương mại), Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên các thông tin chủ yếu tập trung vào những quy định pháp luật trong nước về môi trường, chưa có những thông tin mang tính chiều sâu, thiết thực đối với doanh nghiệp như các quy định môi trường của từng thị trường xuất khẩu, sự thay đổi các quy định môi trường của các nước, kinh nghiệm của thế giới về xử lý các tranh chấp về môi trường. Các thông tin như vậy được thể hiện ở các sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu, do đó doanh nghiệp rất khó tiếp cận.

+ Nhà nước có ít các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người nông dân trong việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường như hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo chuyên môn, ưu đãi vay vốn, cử chuyên gia về hướng dẫn bà con,…

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, các trung tâm kiểm nghiệm tiêu chuẩn, trung tâm chứng nhận phù hợp còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Có nhiều trường hợp các loại máy móc đo mức dư lượng hóa chất không chính xác, dẫn tới việc kiện cáo giữa doanh nghiệp và nhà nhập khẩu gây tốn kém, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Do số lượng các tổ chức kiểm nghiệm chứng nhận có uy tín ở Việt Nam còn ít nên các khách hàng nước ngoài thường buộc các doanh nghiệp phải gửi mẫu kiểm nghiệm sang nước ngoài, mời chuyên viên thẩm định nước ngoài, rất tốn kém và thiệt thòi cho doanh nghiệp.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp và người nông dân

+ Rất nhiều doanh nghiệp, người nông dân chưa quan tâm đến các tiêu chuẩn môi trường, thậm chí còn không biết là có các tiêu chuẩn đó. Họ mới chỉ quan tâm đến những tiêu chuẩn về chất lượng của sản phẩm như mẫu mã, màu sắc, mùi vị, chất lượng, …Đối với họ, việc đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản đó đã rất khó khăn rồi.

+ Phần lớn các doanh nghiệp, người nông dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường này trong việc thúc đẩy sức cạnh tranh cho hàng hóa của họ sản xuất ra. Nhiều doanh nghiệp chỉ áp dụng để có chứng chỉ, đối phó với các cơ quan quản lý, dẫn tới tình trạng có áp dụng nhưng hiệu quả trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh không cao, gây lãng phí tiền của, công sức.

+ Hạn chế về tài chính nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới công nghệ, tiếp cận các nguồn nguyên liệu sạch, có được chứng nhận về môi trường

+ Trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, các loại máy móc sử dụng đa phần đều thuộc trình độ công nghệ cũ, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nguyên, nhiên liệu, xả ra môi trường lượng lớn các loại khí, nước thải ô nhiễm.

+ Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường và các vấn đề thương mại quốc tế ở các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Rất ít doanh nghiệp có phòng ban riêng chịu trách nhiệm về việc quản lý môi trường trong quá trình sản xuất mà thường là kiêm nhiệm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền nâng cao nhận thức các doanh nghiệp được tiến hành một cách tự phát là không liên tục, mang tính chất phong trào nhân dịp các ngày lễ, ngày môi trường thế giới, tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm... Ít doanh nghiệp tiến hành công tác tuyên truyền một cách bài bản.

+ Người nông dân có tập quán canh tác, nuôi trồng từ thời xưa như sử dụng thuốc kháng sinh khi nuôi trồng thủy sản, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Những tập quán này có từ lâu đời và không dễ gì xóa bỏ ngay được

+ Diện tích trồng trọt, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, rất khó để có thể triển khai áp dụng các tiêu chuẩn GAP, BAP trên diện rộng và nhân rộng mô hình.

Nguyên nhân khác:

+ Chi phí để áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, được cấp chứng nhận tương đối cao. Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, các doanh nghiệp cần phải đầu tư cả về tiền bạc lẫn thời gian. Thời gian tối thiểu để tiến

hành áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc của ISO là 8 tháng, phí để có được chứng nhận ISO 14001 là từ 10,000-20,000 USD, tùy theo quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, số lượng công nhân của doanh nghiệp. Tương tự, để được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn HACCP, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm phải cải thiện hệ thống quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh, phải trả chi phí tư vấn. Đối với mô hình GAP, người nông dân cũng phải đầu tư vào kỹ thuật canh tác tiên tiến. Chi phí cao như vậy khiến các doanh nghiệp nản, không dám mạnh dạn áp dụng

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁCTIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẮM NÂNG CAO SỨC CẠNH TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẮM NÂNG CAO SỨC CẠNH

TRANH CỦA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 46 - 50)