Cấp độ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 60 - 68)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG XUẤT KHẨU

2.Cấp độ doanh nghiệp

(1) Đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng có lợi cho môi trường và cập nhật các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới

Để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường, các cơ sở chế biến, sản xuất cần có hệ thống máy móc, công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm các

nguyên liệu đầu vào, hạn chế lượng thải ra môi trường. Tuy nhiê, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn còn sử dụng công nghệ cũ, hiệu quả thấp và khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn. Việc đổi mới, cải tiến công nghệ và lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải sẽ giúp doanh nghiệp: 1) Tiết kiệm được nguyên liệu và nhiên liệu (giảm giá thành sản xuất); 2) Nâng cao vị trí của sản phẩm; 3) Đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường quốc tế; 4) Tuân thủ các quy định về môi trường của nhà nước. Vì vậy, việc cải thiện đổi mới máy móc, công nghệ là việc làm cần thiết. Cụ thể, các giải pháp về đổi mới công nghệ bao gồm:

+ Cải thiện, nâng cao kỹ thuật của các trang thiết bị xử lý chất thải để nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Thay đổi công nghệ độc hại gây ô nhiễm bằng các công nghệ sạch ít gây ô nhiễm hơn hoặc không gây ô nhiễm.

+ Đầu tư công nghệ xử lý các chất thải theo hai hướng : khuyến khích nghiên cứu thiết kế các thiết bị, dây chuyền công nghệ có thể sản xuất trong nước đồng thời nhập khẩu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, đảm bảo cho việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường, xây dựng hệ thống chất thải, pha loãng chất thải.

+ Do những khó khăn về tài chính nên cùng với việc trang bị các thiết bị công nghệ mới, hiện đại cho các ngành sản xuất trong nước vẫn phải xây dựng, lắp đặt bổ sung các thiết bị chống và xử lý ô nhiễm môi trường cho các thiết bị, công nghệ hiện có và đang vận hành trong các xí nghiệp sản xuất để từng bước hạn chế, tiến tới chấm dứt việc thải các chất độc hại vào môi trường không khí, đất và nước.

+ Nhập khẩu các máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, có chọn lọc kỹ lưỡng, ưu tiên các công nghệ nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, các công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường. Thu hồi và tái sử dụng một số chất thải rắn đặc thù trong một số cơ sở sản xuất có

nguy cơ gây ô nhiễm cao như các cơ sở dệt may, các nhà máy sản xuất thuốc lá, cao su,…

+ Nghiên cứu khả năng chuyển đổi sang dùng các loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những hướng đi đúng đắn mà nhiều nước đang hướng tới bởi nếu hạn chế việc sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm trong sản xuất sẽ giảm được đáng kể nguồn gây ô nhiễm hiện nay.

+ Thông qua việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại để phân loại cụ thể mức độ ô nhiễm môi trường của từng cơ sở sản xuất, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường không thể khắc phục được có thể mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề sản xuất, thay đổi công nghệ mới hoặc thậm chí buộc phải ngừng sản xuất,… Đối với những cơ sở gây ô nhiễm ở mức độ thấp hơn có thể tìm hướng khắc phục bằng việc cải tiến công nghệ, xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải, thu lệ phí với các hoạt động gây ô nhiễm, đánh thuế vào một số sản phẩm gây ô nhiễm.

+ Tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật và hợp tác của các tổ chức quốc tế để tận dụng mặt tích cực của quá trình hội nhập quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường ; đồng thời có biện pháp sử dụng các nguồn vốn trợ giúp của nước ngoài một cách hiệu quả.

(2) Áp dụng các phương pháp sản xuất sạch

Sản xuất sạch là việc áp dụng liên tục chiến lược môi trường tổng hợp mang tính ngăn ngừa vào quy trình sản xuất đối với sản phẩm nhằm giảm các rủi ro cho con người và môi trường, áp dụng các phương pháp sản xuất sạch, đặc biệt là đối với các sản phẩm nhạy cảm như thực phẩm, đồ uống, các loại sản phẩm hữu cơ.

Nền công nghiệp ở nước ta phần lớn còn lạc hậu công nghệ và thiết bị cũ nên lượng thô mất mát trong quá trình sản xuất lớn. Sự thất thoát này làm tăng áp lực về môi trường, tăng chi phí đầu vào… Thực hiện các phương

pháp sản xuất sạch hơn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục được những khó khăn nêu trên. Lợi ích kinh tế mà phương pháp sản xuất sạch mang lại tương đối lớn, giảm được chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Có thể nói sản xuất sạch là công cụ thực tiễn và hiệu quả để quản lý môi trường mà các doanh nghiệp nên tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện.

Đối với quy trình sản xuất, sản xuất sạch bao gồm việc bảo tồn năng lượng và nguyên liệu, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm khối lượng và độ hại cảu khí thải, chất thải trong quy trình.

Đối với sản phẩm, chiến lược tập trung vào tác động phát sinh trong suốt chu trình tuổi thọ sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu đến lúc thải bỏ sản phẩm không dùng được.

Sản xuất sạch được coi là công cụ chủ yếu trong chiến lược phát triển mà vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế và vừa bảo vệ môi trường. Với nội dung phòng ngừa ô nhiễm là chính, sản xuất sạch giải quyết ô nhiễm trên toàn bộ hệ thống sản xuất.

(3) Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và khả năng kiểm soát trong quy trình sản xuất.

Các tiêu chuẩn môi trường như ISO 14000, GAP, FSC,… nhằm tăng khả năng kiểm soát môi trường, đảm bảo sản phẩm sản xuất sạch từ khâu thu mua nguyên vật liệu, bảo quản, chế biến đến sau tiêu thụ. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ thực hiện một hoặc vài khâu trong toàn bộ quy trình khép kín đó. Điều đó dễ gây nên tình trạng khó khăn trong hoạt động kiểm soát chất lượng chất lượng nguyên vật liệu và bán thành phẩm.

Để đảm bảo quy trình sản xuất, nuôi trồng sạch, các doanh nghiệp Việt Nam nên tổ chức quy hoạch vùng nguyên liệu, liên kết với các vùng nguyên liệu, đầu tư hỗ trợ cho nhau, tạo nên một chu trình sản xuất khép kín, đảm bảo

tiêu chuẩn và ổn định nguồn cung ứng, tăng khả năng cung ứng hàng hóa ổn định cho các thị trường, tránh tình trạng mua tranh bán ép giá khi đói vụ.

Đối với hàng nông sản và thủy hải sản, việc tổ chức sản xuất cần gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu sạch, chế biến sạch. Tăng cường nhận thức của nông, ngư dân đối với vấn đề bảo vệ môi trường, thông qua đó giúp họ có ý thức hơn trong hoạt động sản xuất, cung cấp nguyên liệu sạch. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc kiểm tra tận gốc các nguồn cung cấp nguyên liệu nông, thủy sản cho sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm được sản xuất tiêu dùng nội địa.

Đối với hàng may mặc và giày dép, các TCMT trước mắt chưa ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhưng trong tương lai gần đây lại là rào cản khó khăn nhất. Các doanh nghiệp trong hai ngành này cần xây dựng chiến lược đầu tư phát triển theo hướng đảm bảo môi trường bền vững. Để ngành may phát triển, ngành dệt phải đi trước một bước trong việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường. Tương tự, ngành giày muốn phát triển phải có ngành da và phụ liệu đạt tiêu chuẩn làm nền tảng.

Để phát triển các ngành chủ lực, vấn đề liên kết dọc giữa các doanh nghiệp từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, sản xuất, chế biến, tiêu thụ và sau tiêu thụ cần được xây dựng bền vững. Điều đó không những giúp cho doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được TCMT mà còn tăng sức cạnh tranh qua giá và năng lực cung ứng hàng hóa đều đặn với quy mô lớn.

Trước hết, doanh nghiệp cần phải nhận thức được những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, đặc biệt là áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi nước ta mở cửa thương mại. Hai là, để vượt qua các rào cản thương mại và môi trường quốc tế, doanh nghiệp cần có chiến lược về sản phẩm, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hóa khâu thiết kế sản phẩm, chọn lựa hệ thống chất ượng tiên tiến

trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đạt được các mục tiêu nói trên doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, thích ứng với các biến động của thị trường và nhu cầu luôn luôn thay đổi của người tiêu dùng. Đối với việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong nước cũng như quốc tế, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược dài hạn mới có thể tính đến hướng thay đổi của người tiêu dùng về sản phẩm thân thiện cũng như yêu cầu khắt khe hơn của các nước nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường qua biên giới.

(4) Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn về tiêu chuẩn môi trường

Các tiêu chuẩn môi trường tương đối phức tạp với nhiều quy định, nội dung, quy trình thủ tục đòi hỏi người áp dụng phải có kiến thức, am hiểu rõ, mặt khác sẽ dẫn đến việc áp dụng sai hoặc không đạt được hiệu quả mong muốn. Các doanh nghiệp cần thiết phải có đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, nắm rõ các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp áp dụng để vạch ra những kế hoạch phù hợp với doanh nghiệp, thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, hướng dẫn các công nhân trong nhà máy tuân thủ các quy tắc trong quá trình sản xuất, chế biến. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp tổ chức các cuộc hội thảo, chương trình huấn luyện đào tạo cán bộ tiếp cận với hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 nhưng số lượng chưa nhiều. Các doanh nghiệp cần triển khai việc cử người đi học bởi những tiêu chuẩn quốc tế khá phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, am hiểu đúng, tránh tình trạng có áp dụng nhưng vì thiếu hiểu biết dẫn đến tình trạng mất tiền đầu tư nhưng việc sử dụng không đem lại hiệu quả mong muốn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng, có kế hoạch tổ chức nhân lực theo đề xuất sau :

+ Xây dựng tổ chức quản lý môi trường trong doanh nghiệp. Việc xây dựng một tổ chức (phòng, ban) quản lý môi trường trong một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là một công cụ cần thiết cho công tác bảo vệ môi trường,

thực hiện luật bảo vệ môi trường cũng như thúc đẩy khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Mục tiêu của phòng (ban) môi trường nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, áp dụng những tiêu chuẩn này sao cho có hiệu quả. Phòng (ban) môi trường có trách nhiệm định kỳ thực hiện việc kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường trong công ty, tham mưu cho lãnh đạo công ty về các vấn đề môi trường của doanh nghiệp, phối hợp với các phòng ban khác trong công tác bảo vệ môi trường, phổ biến chính sách, mục tiêu môi trường của công ty đến với các phòng ban. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chuẩn bị nhân lực để điều hành hoạt động quản lý môi trường của doanh nghiệp. Lãnh đạo tổ chức phải là người am hiểu các hoạt động của doan nghiệp , am hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Trưởng ban môi trường có trách nhiệm kiểm tra giám sát môi trường trong doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo giải quyết những vấn đề môi trường và đề ra mục tiêu, chính sách môi trường cho công ty. Bên cạnh đó, lãnh đạo tổ chức này phải am hiểu về kỹ thuật cũng như các văn bản luật môi trường, nắm rõ nguyên lý hoạt động của các hệ thống xử lý môi trường, có khả năng đánh giá tác động môi trường trong suốt quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Các nhân viên có khả năng vận hành các hệ thống xử lý, và chất thải, có kế hoạch để thường xuyên tiếp cận kịp thời với các thông tin về thị trường liên quan đế yếu tố môi trường của sản phẩm.

(5) Nâng cao nhận thức, ý thức của toàn thể công nhân viên của nhà máy về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường. Việc đào tạo cán bộ am hiểu về tiêu chuẩn môi trường không thôi thì chưa đủ mà cần phải phổ biến những chủ trương, định hướng sản xuất, yêu cầu cho công nhân sản xuất. Công nhân là những người trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, vận hành các loại máy móc, nếu họ chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc sản xuất sạch thì việc áp dụng sẽ vô ích. Vì vậy các doanh nghiệp cần

phải tổ chức những buổi phổ biến kiến thức cho công nhân về công nghệ mới, về sự cần thiết phải áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường để công nhân có ý thức trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, lãnh đạo các doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với những công nhân ngoan cố, không chấp hành những nguyên tắc về sản xuất sạch vì an toàn sức khỏe người tiêu dùng, an toàn cho môi trường. Các cán bộ, nhân viên chủ chốt cần sát sao theo dõi, hướng dẫn công nhân thực hiện tốt quy trình sản xuất mới, đảm bảo hiệu quả của chương trình, chất lượng của sản phẩm.

(6) Tăng cường công tác thông tin về tiêu chuẩn của sản phẩm xuất khẩu

Một trong những vấn đề chính mà doanh nghiệp nước ta gặp phải trong việc đẩy mạnh xuất khẩu là việc thiếu thông tin về tiêu chuẩn và các biện pháp về sức khỏe hay kiểm dịch áp dụng đối với sản phẩm của họ tại các thị trường trọng điểm. Khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn thông tin thị trường, sản phẩm. Ngoài sự hỗ trợ thông tin của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc tiếp cận các nguồn thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thông quốc tế, các tổ chức trong nước và quốc tế, các bạn hàng.

(7) Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu gắn liền với hình ảnh sản phẩm thân thiện với môi trường, các chứng chỉ môi trường được cấp

Các doanh nghiệp sau khi được cấp chứng chỉ quốc tế về môi trường như ISO 14000, GAP, HACCP, sản phẩm được dán nhãn môi trường nên quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp mình gắn liền với những thành tựu đó để tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của thị trường quốc tế. Doanh nghiệp có thể xem đó là một cách định vị mới cho sản phẩm của doanh nghiệp mình. Chẳng hạn như khi thực hiện chương trình dán nhãn sinh thái, xây dựng chiến lược

thương hiệu và áp dụng nhãn sinh thái cần phải trở thành một nội dung trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động khác như marketing sản phẩm, mua sắm vật tư, phát triển sản xuất nhằm giúp doanh nghiệp tồn tại và hoạt động ổn định trên thị trường trước những biến động liên tục của môi trường kinh doanh. Một khi sản phẩm đã có thương hiệu, có danh tiếng về thân thiện môi trường, sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng cao hơn.

Trên Website hoặc những thông tin quảng cáo về doanh nghiệp nên bổ sung thêm thông tin, hình ảnh về những chứng chỉ môi trường như HACCP, ISO 14001,… để quảng bá hình ảnh về doanh nghiệp có ý thức về việc bảo vệ

Một phần của tài liệu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới (Trang 60 - 68)