Mô hình tố tụng hỗn hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 41 - 45)

Hoạt động tranh tụng giữa Công tố viên và NBC tại phiên tòa hình sự ở mô hình tranh tụng và mô hình thẩm vấn như đã khái quát ở trên đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định và việc lựa chọn mô hình nào tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện của mỗi nước. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập quốc tế về pháp luật và tư pháp hiện nay thì sự tách bạch giữa hai mô hình trên chỉ là tương đối và ở một số nước việc tranh tụng giữa Công tố viên và NBC tại phiên tòa hình sự được thực hiện theo mô hình hỗn hợp. Theo đó ở mô hình

này, việc tranh tụng có sự giao thoa, tiếp nhận những giá trị tích cực giữa mô hình thẩm vấn và mô hình tố tụng tranh tụng. Đặc biệt là tính chất hỗn hợp thể hiện xu hướng đề cao các giá trị của tranh tụng nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền con người, nhất là các quyền tự do thân thể, quyền được đảm bảo xét xử minh bạch, công bằng tại phiên tòa. Điều này được thể hiện rõ qua thực tế việc tranh tụng giữa KSV và NBC ở nước ta về cơ bản áp dụng theo mô hình tố tụng xét hỏi, song trong những năm gần đây cùng với những thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... và hội nhập quốc tế, vấn đề CCTP nói chung, tranh tụng tại phiên tòa nói riêng đã từng bước được đổi mới. Các chủ thể tham gia tố tụng như NBC, bị can, bị cáo, người bảo vệ quyền và nghĩa vụ liên quan... đã được dân chủ, bình đẳng hơn trong việc đưa ra các vật chứng, tài liệu, lý lẽ để tranh luận công khai tại phiên tòa; các quyết định của Tòa án đã dựa nhiều trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa… vì vậy, theo xu hướng có sự pha trộn giữa mô hình tranh tụng và mô hình thẩm vấn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đảm bảo tranh tụng giữa KSV và NBC ngày càng thực chất và hiệu quả.

Kết luận chương 1

Tranh tụng tại phiên tòa hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng, dân chủ giữa người tham gia tố tụng với KSV (người thực hành quyền công tố) và NBC để xác định sự thật vụ án và là cơ sở để Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tranh tụng, có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nhưng theo nghĩa chung nhất dưới góc độ TTHS có thể quan niệm là quá trình xác định sự thật khách quan về vụ án hình sự, đồng thời cũng là phương tiện để đạt được mục đích và nhiệm vụ của quá trình TTHS. Nguyên tắc tranh tụng trong TTHS là những tư tưởng chỉ đạo và định hướng đường lối cho toàn bộ hoạt động TTHS để giải quyết vụ án hình sự một cách khách quan, đúng pháp luật.

Nguyên tắc tranh tụng được thể hiện trong các giai đoạn TTHS nhưng chủ yếu là tại phiên toà xét xử vụ án hình sự, bắt đầu từ khi Toà án mở phiên toà cho đến khi kết thúc phiên toà và có thể nói rằng nguyên tắc tranh tụng được thể hiện đầy đủ và tập trung nhất trong phần tranh luận, đối đáp hai chiều giữa KSV và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm vụ án hình sự.

Tại phiên tòa, KSV và NBC là chủ thể chính của quá trình tranh tụng, thể hiện sự đối kháng giữa bên buộc tội và gỡ tội. Mặc dù có địa vị pháp lý khác nhau nhưng KSV và NBC bình đẳng về quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu, quan điểm về giải quyết vụ án trước Hội đồng xét xử và những người tham dự phiên tòa. Vì vậy, có thể khái niệm: Tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự là quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án qua việc trao đổi, tranh luận về những tình tiết, nội dung đang giải quyết của vụ án để khẳng định tình tiết, nội dung nào có cơ sở thuyết phục; tình tiết, nội dung nào cần bác bỏ để Hội đồng xét xử thực hiện quyền phán quyết đối với vụ án.

hiện sự đối lập, tương tác giữa chức năng buộc tội và chức năng gỡ tội để đi đến sự thật, lẽ phải trong việc giải quyết vụ án hình sự; Hội đồng xét xử giữ vai trò trọng tài trong quá trình tranh tụng; là quá trình kiểm tra mang tính đối chứng về chứng cứ, lập luận trên cơ sở pháp luật và các tình tiết của vụ án.

Để đảm bảo hiệu quả tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự cần có một số đảm bảo quan trọng là: đảm bảo về mặt pháp lý; đảm bảo về tổ chức, hoạt động của KSV và NBC và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của Tòa án đảm bảo cho việc xét xử. Đồng thời, để đánh giá chất lượng, hiệu quả tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự cần căn cứ vào một số tiêu chí như: việc thực hiện các thủ tục tranh tụng tại phiên tòa; tỷ lệ quan điểm, ý kiến tranh luận của KSV và NBC được Hội đồng xét xử chấp nhận; mức độ oan, sai trong giải quyết các vụ án hình sự và KSV và NBC chuẩn bị tốt các hoạt động nghiệp vụ, nghề nghiệp của mình để thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa.

Qua nghiên cứu mô hình tranh tụng giữa Công tố viên và NBC tại phiên tòa hình sự ở một số nước trên thế giới cho thấy có hai mô hình tranh tụng cơ bản là mô hình tố tụng tranh tụng và mô hình tố tụng thẩm vấn và hoạt động tranh tụng giữa KSV và NBC ở nước ta về cơ bản áp dụng theo mô hình tố tụng xét hỏi, song trong những năm gần đây có xu hướng pha trộn giữa mô hình tranh tụng và mô hình thẩm vấn.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TRANH TỤNG GIỮA KIỂM SÁT VIÊN VÀ NGƯỜI BÀO CHỮA

TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)