Một số hạn chế, bất cập trong hoạt động tranh tụng giữa Kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 76 - 87)

2.2. Thực tiễn hoạt động tranh tụng giữa Kiểm sát viên và Ngườ

2.2.2. Một số hạn chế, bất cập trong hoạt động tranh tụng giữa Kiểm

sát viên và Người bào chữa tại phiên tòa hình sự

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự cũng còn một số hạn chế, bất cập về thể chế và thực tiễn như sau:

Một là, về thể chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, pháp luật TTHS hiện hành vẫn còn bộc lộ những bất cập ảnh hưởng nhất định đến chất lượng tranh tụng trong TTHS giữa KSV và NBC tại phiên tòa. Cụ thể như:

- Trong quá trình tranh tụng tại phiên toà, để đảm bảo thực chất của việc tranh tụng thì về nguyên tắc Toà án nên thực hiện đúng vai trò là trọng tài phán quyết vụ án để việc xét hỏi theo hướng buộc tội là của KSV và xét hỏi theo hướng gỡ tội là của NBC. Để thực hiện được yêu cầu này thì về logic, KSV là bên buộc tội phải có trách nhiệm xét hỏi đầu tiên sau khi đọc bản cáo trạng để phân tích, bảo vệ quan điểm buộc tội, chứng minh cho Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng về tính đúng đắn, có căn cứ của quan điểm buộc tội; sau đó đến NBC thực hiện việc xét hỏi… còn Chủ tọa phiên tòa chỉ có trách nhiệm giám sát, điểu khiển trình tự xét hỏi và có quyền tham gia xét hỏi khi cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà các bên chưa làm rõ. Tuy nhiên, quy định hiện hành về vấn đề này tại Điều 207 Bộ luật TTHS năm 2003 (Điều 307 Bộ luật TTHS năm 2015) quy định: “Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó đến Thẩm phán, Hội

thẩm, KSV, NBC, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực

hiện việc hỏi…” nên trong thực tế các chủ thể tham gia tranh tụng (đặc biệt là

KSV) chưa thực sự bị ràng buộc trách nhiệm phải chủ động, tích cực thực hiện đúng vai trò của mình trong tranh tụng.

- Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật TTHS năm 2003 (Điều 15 Bộ luật TTHS năm 2015) thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trong đó có Tòa án và tại phiên tòa là Hội đồng xét xử, vì vậy quy định này vô hình chung cho thấy rằng Hội đồng xét xử không thể hoàn toàn có vai trò “trọng tài” trong việc xem xét, đánh giá việc tranh tụng và đưa ra phán quyết một cách khách quan, vô tư. Trách nhiệm chứng minh như vậy đã làm cho Hội đồng xét xử (trong đó có Thẩm phán) thường có tâm lý nghiêng về hướng buộc tội, chứng minh tội phạm, đặc biệt là thực tế hồ sơ vụ án đưa ra phiên tòa do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xây dựng, thậm chí trong thực tế còn có sự thống nhất ý kiến liên ngành trước khi xét xử nên việc đưa ra phán quyết thường nghiêng về ý kiến của KSV hơn là quan điểm của NBC. Bên cạnh đó, việc pháp luật hiện hành quy định nhiều thẩm quyền của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thu thập chứng cứ hơn so với NBC, đặc biệt là NBC muốn gặp người bị tạm giữ, bị can thì phải qua nhiều thủ tục nên về nguyên tắc thì nguồn chứng cứ mà NBC thu thập được thường hạn chế hơn so với các chứng cứ thể hiện trong hồ sơ vụ án, nên trên thực tế chưa thực sự đảm bảo sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội.

- Pháp luật hiện hành quy định Viện kiểm sát nhân dân vừa có chức năng thực hành quyền công tố vừa có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp (trong đó có hoạt động xét xử) là chưa đảm bảo tính khách quan, khoa học trong TTHS, bởi vì quy định như vậy sẽ không xác định rõ địa vị pháp lý của Viện kiểm sát và Tòa án trong TTHS dẫn đến tạo lợi thế cho KSV trong việc

thực hiện quyền công tố, thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa và KSV có thể là người vừa đá bóng, vừa thổi còi mà không bị giám sát bởi chủ thể nào. Vì vậy, để đảm bảo việc tranh tụng thực sự bình đẳng thì cần phải quy định Viện kiểm sát chỉ thực hành quyền công tố để đảm bảo tính chuyên sâu của KSV trong việc tranh tụng để buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa.

- Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật TTHS năm 2003 (Điều 298 Bộ luật TTHS năm 2015) về giới hạn của việc xét xử thì Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử và có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Việc quy định như vậy đã làm mất đi tính độc lập của Hội đồng xét xử và chưa đảm bảo nguyên tắc xét xử phải căn cứ vào các chứng cứ, tình tiết khách quan của vụ án được xem xét, đánh giá tại phiên tòa. Điều này cũng có nghĩa là không đảm bảo nguyên tắc tranh tụng khi qua tranh tụng NBC của bên bị hại chứng minh được rằng bị cáo cần phải bị xét xử về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố.

- Điều 221 Bộ luật TTHS năm 2003 (Điều 325 Bộ luật TTHS năm 2015) quy định khi KSV rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án… là không phù hợp, bởi vì việc rút quyết định truy tố đồng nghĩa với việc cho rằng việc buộc tội là không có căn cứ và như vậy thì việc tranh tụng giữa KSV không còn đảm bảo đúng tính chất nguyên nghĩa nữa.

- Việc bảo đảm quyền bình đẳng tham gia tranh tụng của các chủ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chất lượng xét xử. Tuy nhiên, Điều 189 Bộ luật TTHS năm 2003 (Điều 289 Bộ luật TTHS năm 2015) quy định khi KSV vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa trong khi đó NBC vắng mặt (Điều 190 Bộ luật TTHS năm 2003 và Điều

291 Bộ luật TTHS năm 2015) thì Hội đồng xét xử vẫn có thể tiến hành xét xử là chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên trong tranh tụng. Bởi vì, sự vắng mặt NBC đã làm mất đi sự đối trọng trong tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội; tính chất bào chữa không đạt được khi việc xem xét, đánh giá chứng cứ, tình tiết đòi hỏi phải được thực hiện công khai tại phiên tòa và theo yêu cầu CCTP thì bản án, quyết định của tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Hai là, về thực tiễn tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa.

- Chất lượng tranh tụng của KSV tại một số phiên tòa chưa đáp ứng yêu cầu CCTP; để xảy ra một số trường hợp Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội [42, tr.25]; có oan, sai trong xét xử dẫn đến việc bồi thường nhà nước (Theo Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2014- 2016 như đã đề cập tại mục 2.2.1 nêu trên, toàn quốc có 57 bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố không phạm tội). Trong đó điển hình như vụ án Nguyễn Thanh Chấn ở tỉnh Bắc Giang, mặc dù tại cơ quan điều tra Nguyễn Thanh Chấn khai nhận tội nhưng tại phiên tòa bị cáo không nhận tội vì cho rằng bị ép cung nhưng Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đã không xem xét, kiểm tra đầy đủ tính xác thực của các chứng cứ buộc tội và gỡ tội mà chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra nên đã kết tội bị cáo phạm tội “Giết người”; chỉ đến ngày 15/10/2013, đối tượng Lý Nguyễn Chung đầu thú, khai nhận là người đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối ngày 15/8/2003 để cướp tài sản thì ông Chấn mới được trả tự do sau hơn 10 năm tù oan. Trong vụ án này, Hội đồng xét xử chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra mà không xem xét toàn diện, đầy đủ, khách quan các tài liệu, chứng cứ khác và cũng không thực sự tôn trọng tinh thần tranh tụng và có định kiến về hành vi phạm tội nên đã đưa ra phán quyết đáng tiếc làm oan người vô tội.

Thực tế trong thời gian qua cũng cho thấy tại nhiều phiên tòa (kể cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm) KSV chưa thực sự tôn trọng hoạt động tranh tụng với NBC nên còn có những bản án bị cấp phúc thẩm (hoặc cấp giám đốc thẩm) hủy án để điều tra, xét xử lại. Theo báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tối cao thì năm 2014, có 2.161 hồ sơ Tòa án trả yêu cầu điều tra bổ sung, trong đó có 90% đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật và được Viện kiểm sát chấp nhận; năm 2015, có 4.550 hồ sơ Tòa án trả yêu cầu điều tra bổ sung, trong đó có 95% các trường hợp được Viện kiểm sát chấp nhận và năm 2016, có 2.713 hồ sơ Tòa án trả yêu cầu điều tra bổ sung, trong đó 95% các trường hợp được Viện kiểm sát chấp nhận (tuy nhiên, dưới góc độ tranh tụng từ phía NBC thì đây lại là điều tích cực).

- Vẫn còn tình trạng KSV chưa chú trọng công tác chuẩn bị xét xử nên ảnh hưởng đến chất lượng trang tụng tại phiên tòa. Để làm tốt chức năng công tố tại phiên tòa, đòi hỏi KSV phải nghiên cứu, xây dựng hồ sơ truy tố, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn không ít hồ sơ xây dựng chưa đảm bảo quy định của ngành, thiếu các tài liệu phục vụ cho việc tranh tụng, không trích cứu, trích dẫn các chứng cứ, tình tiết quan trọng,, thậm chí có KSV không chuẩn bị Đề cương xét hỏi trong đó thể hiện những vấn đề dự kiến cần làm rõ tại phiên tòa, chỉ coi trọng lập đề cương xét hỏi trong các vụ án có nhiều bị cáo, nhiều tội danh, có nhiều luật sự tham gia phiên tòa. Việc chuẩn bị bản luận tội của KSV yêu cầu nghiệp vụ đòi hỏi KSV phải thực hiện để thể hiện quan điểm về việc truy tố, đưa ra các luận cứ, luận chứng làm cơ sở đề nghị áp dụng trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp, bồi thường thiệt hại…) đối với bị cáo, tuy nhiên thực tế cũng còn nhiều KSV chuẩn bị bản luận tội còn sơ sài, sao chép bản cáo trạng, không làm rõ các nội dung cần xem xét, kết luận mà chỉ nêu các quan điểm và không có những luận cứ, căn cứ chứng minh thuyết phục cho các quan điểm đó, không trích dẫn đầy đủ các bút lục… nên ảnh hưởng nhất định đến

- Chất lượng xét hỏi và tranh tụng của KSV với NBC còn hạn chế. Pháp luật quy định xét hỏi là thủ tục tố tụng tại phiên toà nhằm kiểm tra công khai các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, làm rõ các mâu thuẫn của các chứng cứ cũng như để kiểm tra các chứng cứ mới được cung cấp tại phiên toà (nếu có), do vậy theo trình tự xét hỏi thì KSV phải tham gia xét hỏi sau khi Chủ tọa và Hội thẩm xét hỏi nhằm làm rõ những vấn đề của vụ án, những vấn đề chưa rõ, vấn đề mâu thuẫn để có cơ sở bảo vệ hay kiểm tra lại quan điểm truy tố trong cáo trạng (tại phiên tòa sơ thẩm) hay phát biểu (tại phiên tòa phúc thẩm). Tuy nhiên, qua đánh giá hoạt động tranh tụng có thể thấy rằng vẫn còn có nhiều trường hợp KSV không chú ý theo dõi việc xét hỏi của Hội đồng xét xử nên chất lượng xét hỏi chưa cao, hỏi lặp lại, hỏi những vấn đề không trọng tâm, thái độ và ngôn từ sử dụng khi xét hỏi còn chưa đúng mực, thậm chí có không ít phiên tòa KSV chỉ đọc cáo trạng, không tham gia xét hỏi mà chỉ chứng kiến Hội đồng xét xử thực hiện việc xét hỏi và khi kết thúc phần xét hỏi thì đọc bản luận tội.

Tại phần tranh luận, một số KSV chưa chủ động, ngại tranh luận hoặc chỉ tranh luận mang tính chiếu lệ theo hướng giữ nguyên cáo trạng; các câu hỏi đáp không đi thẳng vào vấn đề, né tránh những vấn đề khó mà Luật sư đưa ra, thậm chí không đưa ra được những luận điểm, không viện dẫn được chứng cứ, bút lục để chứng minh nên chỉ dừng ở việc phát biểu “tôi giữ

nguyên quan điểm buộc tội còn tùy Tòa quyết định” dẫn đến việc tranh luận

mang tính hình thức, diễn biến phiên tòa tẻ nhạt.

- Đối với NBC, yêu cầu đặt ra là phải mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, hạn chế thấp nhất sự can thiệp trái pháp luật vào quá trình xét xử, bởi vậy điều này không thể thiếu sự tham gia tích cực và bình đẳng của NBC với vai trò là người gỡ tội, thuyết phục Hội đồng xét xử đưa ra các quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, thực tế hoạt động xét xử hiện nay, vai trò

của NBC chưa thực sự được tôn trọng đúng mức; nhiều ý kiến của NBC (nhất là Luật sư) không được Hội đồng xét xử quan tâm, thậm chí vai trò của NBC tại một số phiên toà rất mờ nhạt, không có sự bình đẳng thực sự với KSV.

Thực tế cũng cho thấy rằng KSV có thể kiểm soát được những tài liệu, chứng cứ nào được đưa vào hồ sơ vụ án, định hướng được trước những diễn biến phiên tòa thông qua việc đề nghị danh sách những người được triệu tập để xét hỏi tại phiên tòa để Tòa án quyết định triệu tập nên có thể đề xuất triệu tập những người làm chứng có lợi cho việc buộc tội của Kiếm sát viên. Hơn nữa, thực tế Hội đồng xét xử trong nhiều vụ án vẫn ít quan tâm, bỏ qua những chứng cứ do NBC đưa ra vì có tâm lý cho rằng những chứng cứ do cơ quan điều tra đã thu thập được và KSV đưa vào hồ sơ cáo trạng đáng tin cậy hơn, bởi vậy NBC bị hạn chế về thời gian trình bày bản bào chữa và việc đối đáp với KSV tại phiên tòa, thậm chí chủ tọa phiên tòa không yêu cầu KSV đối đáp với NBC. Trong khi đó, đối với NBC, muốn thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, NBC phải tiến hành thu thập chứng cứ nhưng pháp luật chưa cho phép họ có quyền thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi thực hiện việc bào chữa họ chỉ dựa vào các chứng cứ do bên buộc tội cung cấp, điều này đã không tạo được sự bình đẳng giữa các bên trong tranh tụng; và còn nhiều bất hợp lý khác cần phải có sự nghiên cứu để sửa đổi bổ sung kịp thời.

- Một vấn đề khác cũng có ảnh hưởng nhất định đối với chất lượng tranh tụng giữa KSV và NBC là trình độ của những NBC (chủ yếu là Luật sư) hiện nay mặc dù đã được nâng lên trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Qua nhiều phiên tòa có thể thấy rằng vẫn còn có những Luật sư trình độ chuyên môn còn yếu, chất lượng bảo vệ quyền lợi cho đương sự tại phiên toà chưa cao; có những vụ án Luật sư chỉ đọc bài bào chữa được chuẩn bị sẵn, luận cứ đưa ra chưa thuyết phục, không có căn cứ,

thực hiện việc bào chữa cho có thủ tục, nặng về việc khai thác các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc bắt bẻ về câu chữ, hay những lỗi tố tụng nhỏ mà không đi vào những tình tiết của vụ án một cách toàn diện, để khai thác bảo vệ quyền lợi chính đáng của bị cáo, thậm chí vẫn có những luật sư thiếu tinh thần trách nhiệm, làm trung gian chạy án hoặc vi phạm đạo đức luật sư bị thân chủ khiếu nại, bị đoàn luật sư kỷ luật, bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư. Cụ thể như trong năm 2016, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)