Những kết quả đạt được trong hoạt động tranh tụng giữa Kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 67 - 76)

2.2. Thực tiễn hoạt động tranh tụng giữa Kiểm sát viên và Ngườ

2.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tranh tụng giữa Kiểm

bào chữa tại phiên tòa hình sự

2.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tranh tụng giữa Kiểm sát viên và Người bào chữa tại phiên tòa hình sự sát viên và Người bào chữa tại phiên tòa hình sự

Sau khi có Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược CCTP đến năm 2020, công cuộc CCTP đã được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện và đã tạo được những chuyển biến nhất định, đặc biệt là vấn đề tranh tụng theo tinh thần CCTP đã được các cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm, chất lượng xét xử các vụ án hình sự được nâng lên.

Theo Báo cáo của TANDTC, kết quả xét xử các vụ án hình sự một số năm gần đây như sau:

Năm 2014, các Tòa án nhân dân đã thụ lý 86.347 vụ với 153.427 bị

cáo; đã giải quyết, xét xử được 84.221 vụ án với 148.519 bị cáo, đạt tỷ lệ 97,5% (so với năm 2013 thụ lý tăng 582 vụ với 2.173 bị cáo, giải quyết tăng 135 vụ với 1.451 bị cáo); trong đó:

- Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 69.638 vụ với 127.614 bị cáo; đã giải quyết, xét xử 68.415 vụ với 124.540 bị cáo. Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tử hình hoặc tù chung thân 715 bị cáo; xử phạt tù có thời hạn 85.098 bị cáo; xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo 22.137 bị cáo, chiếm 18,7%; miễn trách nhiệm hình sự cho 28 bị cáo; tuyên 21 bị cáo không phạm tội; còn lại là các hình phạt khác.

- Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 16.467 vụ với 25.377 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 242 vụ với 436 bị cáo; đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 15.604 vụ với 23.633 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 202 vụ với 346 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là

0,6% (do nguyên nhân chủ quan 0,36% và do nguyên nhân khách quan 0,24%); bị sửa là 5,17% (do nguyên nhân chủ quan 0,33% và do nguyên nhân khách quan 4,84%) [35].

Năm 2015, các Tòa án đã thụ lý 80.418 vụ với 141.370 bị cáo, giảm

5.929 vụ với 12.057 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 78.164 vụ án với 136.409 bị cáo (đạt tỷ lệ 97,2%); cụ thể là:

- Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 65.503 vụ với 118.830 bị cáo; đã giải quyết, xét xử 64.196 vụ với 115.743 bị cáo. Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tử hình hoặc tù chung thân 569 bị cáo; xử phạt tù có thời hạn 73.866 bị cáo; xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo 21.450 bị cáo; miễn trách nhiệm hình sự cho 117 bị cáo; tuyên 22 bị cáo không phạm tội; còn lại là các hình phạt khác. Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm chiếm 17,5% (giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước).

- Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 14.736 vụ với 22.172 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 179 vụ với 368 bị cáo; đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 13.829 vụ với 20.441 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 139 vụ với 225 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,84% (do nguyên nhân chủ quan 0,3% và do nguyên nhân khách quan 0,54%); bị sửa là 5,07% (do nguyên nhân chủ quan 0,25% và do nguyên nhân khách quan 4,82%). Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm chiếm 0,24% (giảm 0,02%); tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan giảm 0,06% và bị sửa do lỗi chủ quan giảm 0,08% so với cùng kỳ năm trước [36].

Năm 2016, các Tòa án nhân dân đã thụ lý 81.529 vụ với 137.301 bị

cáo, tăng 1.111 vụ, giảm 4.069 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 79.107 vụ với 131.995 bị cáo (đạt tỷ lệ 97% về số vụ và 96% về số bị cáo). Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là 24,1%; tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm là 0,21%. Trong đó:

- Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 65.791 vụ với 113.751 bị cáo; đã giải quyết, xét xử 64.636 vụ với 111.038 bị cáo. Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tử hình hoặc tù chung thân đối với 602 bị cáo; xử phạt tù có thời hạn 73.260 bị cáo; xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo 18.443 bị cáo (chiếm 17,7%); miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho 2.489 bị cáo; tuyên 14 bị cáo không phạm tội; còn lại là các hình phạt khác.

- Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 15.572 vụ với 23.303 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 166 vụ với 247 bị cáo; đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 14.351 vụ với 20.767 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 120 vụ với 190 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,72% (do nguyên nhân chủ quan 0,32% và do nguyên nhân khách quan 0,4%); bị sửa là 5,28% (do nguyên nhân chủ quan 0,31% và do nguyên nhân khách quan 4,97%) [37].

Qua đánh giá kết quả xét xử của các tòa án nhân dân một số năm gần đây có thể rút ra một số nhận xét về hoạt động tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự như sau:

Thứ nhất, yêu cầu CCTP, nhất là việc tranh tụng tại phiên tòa hình sự

theo Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị đã được quán triệt đến các Thẩm phán, KSV và Hội thẩm nhân dân, bởi vậy chất lượng tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa có nhiều chuyển biến tích cực, qua đó góp phần bảo đảm phán quyết của Tòa án khách quan, chính xác, đúng sự thật, không bỏ lọt tội phạm, hạn chế các trường hợp oan sai. Đối với các KSV được phân công thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của ngành, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị tốt các đề cương xét hỏi, phương án, tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa, thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật, tích cực tham gia xét hỏi, tranh tụng làm rõ nội dung vụ án tại phiên tòa; quan

điểm, đề xuất với Hội đồng xét xử trên cơ sở điều tra xét hỏi dân chủ, công khai tại phiên tòa, đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật nên nhìn chung đều được Hội đồng xét xử chấp nhận với tỷ lệ cao. Ở phiên tòa sơ thẩm cấp tỉnh và huyện, tỉ lệ này trung bình trong 3 năm gần đây chiếm 96.6%; đối với phiên tòa phúc thẩm cấp tỉnh, quan điểm của KSV được Hội đồng xét xử chấp nhận đạt tỉ lệ 95%; ở 3 Viện phúc thẩm trung ương, tỉ lệ đạt khoảng 82%; tỷ lệ các bản án, quyết định tại cấp phúc thẩm bị hủy chiếm tỷ lệ trung bình là 0,72%, bị sửa chiếm tỷ lệ trung bình là 5,15%; số lượng luật sư tham gia phiên tòa trung bình là 15% ở cấp sơ thẩm và 22% ở cấp phúc thẩm.

Thứ hai, để đảm bảo nâng cao chất lượng tranh tụng, ngành Tòa án đã

phối hợp với ngành Kiểm sát tổ chức nhiều phiên tòa mẫu theo tinh thần CCTP, theo đó tại phiên tòa, bên cạnh việc đảm bảo các quy định pháp luật tố tụng thì trong xét hỏi, Hội đồng xét xử chủ yếu tập trung xét hỏi những vấn đề còn chưa rõ, có mâu thuẫn; dành nhiều thời gian xét hỏi để phát huy vai trò thực hành quyền công tố của KSV trong buộc tội, tạo điều kiện cho NBC thực hiện các quyền bào chữa tại phiên tòa nhằm đảm bảo việc tranh tụng dân chủ; Hội đồng xét xử đã quan tâm hơn đến việc ghi nhận những kết quả tranh luận trong bản án làm cơ sở cho việc ra các phán quyết, từ đó góp phần đảm bảo cho các bản án, quyết định được khách quan, đúng pháp luật và có tính thuyết phục cao. Các KSV thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã thực hiện nghiêm Quy chế 960 về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, đặc biệt là Chỉ thị số 09/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSNDTC về nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa như: xây dựng, thực hiện Quy tắc về ứng xử của KSV tại phiên tòa, nâng cao số lượng, chất lượng các phiên tòa rút kinh nghiệm, tổ chức các phiên tòa trực tuyến… Có thể nói rằng việc mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà được xác định là khâu đột phá của CCTP thể hiện quan điểm của

Đảng về xây dựng nền tư pháp độc lập, khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch đã bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc tạo không khí dân chủ tại các phiên toà, nâng cao trách nhiệm của KSV giữa quyền công tố và phát huy vai trò, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của NBC.

Thứ ba, theo quy định của pháp luật TTHS thì chủ toạ phiên toà là

người điều khiển toàn bộ hoạt động tố tụng tại phiên toà của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tung khác. Tuy nhiên, với tinh thần CCTP, việc thực hiện trình tự xét hỏi của chủ tọa phiên tòa đã có sự đổi mới nhất định. Đáng chú ý là tại nhiều phiên tòa, chủ tọa đã làm đúng chức năng của người điều khiển hoạt động tranh tụng, nhất là việc tranh tụng giữa KSV và NBC; việc tiến hành xét hỏi của chủ tọa phiên tòa đã tập trung hơn vào việc nêu những câu hỏi có tính gợi mở, nêu vấn đề còn việc xét hỏi các tình tiết buộc tội, gỡ tội là nhiệm vụ của KSV và NBC, còn Hội đồng xét xử tập trung theo dõi nội dung câu hỏi, câu trả lời và thái độ của các bên tranh tụng, đặc biệt là nhiều KSV đã ý thức hơn về việc luận tội của mình là phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo, NBC, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà. Điều này đã khắc phục được những hạn chế trước đây là KSV chuẩn bị sẵn lời luận tội nhưng không đúng như diễn biến phiên tòa; KSV đọc xong cáo trạng thì rất ít có sự tranh luận thêm hoặc lời luận tội chỉ là bản sao cáo trạng và chỉ ngồi chứng kiến, bảo lưu quan điểm truy tố nhưng thiếu căn cứ thuyết phục.

Thứ tư, về chất lượng tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa.

Căn cứ vào các tiêu chí đề cập tại mục 1.3.2 nêu trên, có thể thấy rằng chất lượng tranh tụng giữa KSV và NBC đã có nhiều chuyển biến tích cực, điều này thể hiện rõ nét qua chất lượng nghiên cứu, lập hồ sơ kiểm sát, xây dựng đề cương xét hỏi của KSV cơ bản đã bám sát Quy chế 960 của Viện

trưởng VKSNDTC. Đa số các bản luận tội tại phiên tòa sơ thẩm đều đáp ứng được yêu cầu như nêu tóm tắt được nội dung vụ án, viện dẫn chứng cứ chứng minh khẳng định được tính có căn cứ của quyết định truy tố, phân tích được nguyên nhân, động cơ, điều kiện phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; phân tích vai trò, tính chất hành vi phạm tội của từng bị cáo, đánh giá được nhân thân, nêu và đánh giá đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhận định, phân tích căn cứ giải quyết việc bồi thường, xử lý vật chứng. Việc phát biểu của KSV tại phiên tòa nhìn chung đã bám sát các chứng cứ, tài liệu, nội dung kháng cáo, kháng nghị… làm cơ sở để xem xét, đưa ra quan điểm đối với kháng cáo, kháng nghị và đối với việc giải quyết vụ án.

Tại phiên tòa, KSV cơ bản đã chủ động xét hỏi những vấn đề có mâu thuẫn chứng cứ, những vấn đề cần chuẩn bị cho tranh tụng, thực hiện nghiêm túc việc tranh luận theo qui định tại Điều 218, Điều 247 Bộ luật TTHS, Điều 17 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các Điều 24, 41 tại Quy chế số 960, bởi vậy về cơ bản các KSV đã chủ động đặt các câu hỏi phù hợp với những nội dung chưa được làm rõ của vụ án để đối đáp, tranh luận làm rõ từng vấn đề với NBC với những lập luận có căn cứ nhằm bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát. Đồng thời, với tinh thần khách quan, nhiều KSV có thái độ nghiêm túc, cầu thị, sẵn sàng tiếp thu các quan điểm, luận cứ và luận chứng của người tranh luận đối lập khi thấy bị thuyết phục, có lý, hợp pháp. Đặc biệt là, KSV và NBC đã quan tâm tới văn hóa pháp lý trong tranh luận, thực hiện việc đối đáp dân chủ, công khai, không né tránh, không giữ thái độ im lặng hay khiên cưỡng; tránh việc tranh luận có tính châm biếm, mạt sát, kích động nhưng cũng thể hiện thái độ công minh chính trực khi phát hiện, kịp thời đề xuất việc kháng nghị phúc thẩm đối với những bản án có vi phạm việc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; áp dụng thời

hạn thử thách, thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ không đúng quy định pháp luật …

Thứ năm, vai trò của NBC trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa đã

được tôn trọng hơn.

Trên cơ sở Bộ luật TTHS năm 2003, Luật Luật sư năm 2006 và Hiến pháp năm 2013, vai trò của NBC (đặc biệt là Luật sư) trong TTHS nói chung, tại phiên tòa hình sự nói riêng đã được tôn trọng hơn. Trong những năm gần đây, các cơ quan tiến hành TTHS đã quan tâm nhiều hơn tới việc tạo điều kiện thuận lợi cho NBC tham gia các hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và hoạt động của NBC, đặc biệt là hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Theo thống kê của Liên đoàn luật sư Việt Nam, trong năm 2015, các luật sư đã tham gia 11.960 vụ án hình sự, trong đó có 5.310 vụ án hình sự được khách hàng mời, 6.650 vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; năm 2016, các luật sư đã tham gia 12.859 vụ án hình sự, trong đó có 6.169 vụ án hình sự chỉ định và 6.690 vụ án hình sự được khách hàng mời [16].

Sự tham gia tích cực của Luật sư đã tạo chuyển biến tích cực, tạo được cơ chế đối trọng với KSV tại phiên tòa, qua đó khắc phục được tính hình thức trong tranh tụng, nâng cao chất lượng tranh tụng, đảm bảo tính công khai, khách quan, thuyết phục trong việc đưa ra các phán quyết của Hội đồng xét xử. Điển hình trong thời gian gần đây là phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với đại gia Cao Toàn Mỹ tố cáo hoa hậu Trương Hồ Phương Nga lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên tới 16,5 tỷ đồng, thông qua hình thức mua dùm giá rẻ một căn nhà tại Quận 5 đã gây chú ý đặc biệt của xã hội. Trong vụ án này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã làm tốt vai trò là người trọng tài điều khiển việc xét hỏi tỉ mỉ, đi sâu vào từng chi tiết của vụ án; tôn trọng các ý kiến, yêu cầu, đề nghị của luật sư của các bên,

khai báo của nhân chứng, tôn trọng việc tranh tụng của các luật sư của hai bên và KSV tại phiên tòa nên Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung và quyết định cho Trương Hồ Phương Nga được tại ngoại.

Thứ sáu, tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa đã góp phần đảm

bảo các quyền con người, quyền công dân và nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.

Trong thời gian qua, sự tham gia của NBC ngày càng nhiều cũng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)