Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 48 - 52)

2.1. Khái quát lịch sử pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về

2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 đến

đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980 và tổng kết công tác xét xử các vụ án hình sự, ngày 28/6/1988 Quốc hội đã thông qua Bộ luật TTHS – đây là lần đầu tiên một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao hệ thống hóa các quy định về TTHS nói chung, về xét xử tại phiên tòa hình sự nói riêng. Tiếp đó, Bộ luật TTHS năm 1988 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992 và 2000 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở cho việc xét xử các vụ án hình sự của Tòa án cũng như việc tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự. Cơ sở cho việc tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự được Bộ luật TTHS năm 1988 quy định bao gồm những vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, các quy định mang tính nguyên tắc đảm bảo cho việc tranh

tụng. Đây là các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Chương 1 của Bộ luật TTHS năm 1988 thể hiện bước tiến mới trong việc đảm bảo tính công khai, dân chủ trong TTHS, đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Cụ thể như các nguyên tắc: Không ai có thể bị coi là có tội, nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Toà án (Điều 10); Xác định sự thật khách quan của vụ án

công khai (Điều 19); Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án (Điều 20)... Các nguyên tắc này được cụ thể hoá trong từng quy phạm cụ thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của KSV và NBC trong tranh tụng tại phiên tòa hình sự.

Hai là, các quy định về quyền và nghĩa vụ của KSV và NBC trong

tranh tụng tại phiên tòa hình sự.

- Đối với KSV, với tư cách là người được giao nhiệm vụ thực hành

quyền công tố tại phiên tòa để luận tội bị cáo nên KSV Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phải tham gia phiên tòa, đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hai KSV có thể cùng tham gia phiên toà, nếu KSV vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà và báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp (Điều 164). Tại phiên tòa, KSV có quyền trình bày những nhận xét của mình về vật chứng (Điều 186); trước khi tiến hành xét hỏi, KSV đọc bản cáo trạng và trình bày những ý kiến bổ sung, nếu có (Điều 180).

- Đối với NBC, với vai trò là người thực hiện chức năng gỡ tội cho bị

cáo, Điều 165 quy định: NBC có nghĩa vụ tham gia phiên toà; nếu NBC vắng mặt, nhưng có gửi trước bản bào chữa thì Toà án vẫn mở phiên toà xét xử; trong trường hợp NBC quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật này vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà (đó là trường hợp NBC do Đoàn luật sư cử để bào chữa cho bị cáo theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự và bị cáo là người chưa thành niên,

người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần). Theo quy định tại Điều 36,

tại phiên tòa hình sự, NBC có quyền: đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; có quyền trình bày những nhận xét của mình về vật chứng; có quyền tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên toà. NBC có nghĩa vụ: sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị cáo; giúp bị cáo về mặt pháp lý

nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; NBC không được từ chối bào chữa cho bị cáo mà mình đã đảm nhận, nếu không có lý do chính đáng; không được tiết lộ bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ.

Ba là, các quy định về trình tự, thủ tục tranh tụng tại phiên toà.

Việc tranh tụng tại phiên tòa được thể hiện qua các thủ tục bắt đầu phiên tòa đến khi kết thúc phần tranh luận. Cụ thể như: Sau khi KSV đọc Cáo trạng, NBC có quyền trình bày ý kiến về bản Cáo trạng và những tình tiết của vụ án (Điều 183); KSV và NBC có thể tranh tụng về việc giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên toà khi có người vắng mặt; đề nghị triệu tập thêm người làm chứng hoặc đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không; về đề nghị hoãn phiên tòa khi có người tham gia tố tụng vắng mặt… (Điều 179); tranh tụng, đưa ra những nhận xét về vật chứng (Điều 186)… Tuy nhiên, trình tự, thủ tục tranh tụng giữa KSV và NBC thể hiện tập trung nhất ở phần tranh luận theo quy định từ Điều 191 đến Điều 195, cụ thể như sau:

- Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên toà, KSV trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội.

- NBC trình bày lời bào chữa và bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. - Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

- KSV, NBC có quyền đáp lại ý kiến của người khác nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.

- Nếu qua tranh luận mà xét thấy cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử có thể quyết định trở lại xét hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.

- Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ toạ phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận để bị cáo nói lời sau cùng.

Sau khi bị cáo nói lời sau cùng thì việc tranh tụng tại phiên tòa cơ bản kết thúc. Trường hợp khi bị cáo nói lời sau cùng mà có trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi và sau xét hỏi lại tiếp tục tranh luận; trường hợp KSV rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên toà (trong đó có NBC)

trình bày ý kiến về việc rút truy tố đó. Ngoài ra, việc tranh tụng còn được tiếp tục diễn ra nếu sau khi nghị án Hội đồng xét xử thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ mà cần phải trở lại xét hỏi và tranh luận (Điều 197).

Qua nghiên cứu các quy định pháp luật TTHS giai đoạn này có thể thấy rằng pháp luật đã quy định một số nguyên tắc TTHS; chức năng, vai trò của các chủ thể tham gia tranh tụng tại phiên tòa (trong đó hai chủ thể chính là KSV và NBC); trình tự, thủ tục tranh tụng nhằm đảm bảo cho Hội đồng xét xử xem xét toàn diện, khách quan vụ án và đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Riêng về tranh tụng, mặc dù Bộ luật TTHS năm 1988 (Chương XX) quy định về tranh luận tại phiên tòa nhưng với mô hình tố tụng thẩm vấn nên Thẩm phán chủ tọa phiên tòa dành phần lớn thời gian cho việc xét hỏi mà ít dành thời gian cho việc tranh luận, đặc biệt là do việc thẩm vấn, xét hỏi chủ yếu dựa vào kết luận điều tra và cáo trạng nên việc tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa chưa thực sự đảm bảo tính dân chủ và bình đẳng (NBC thường là bên yếu thế hơn); chưa có quy định bắt buộc KSV phải tranh luận…. nên việc chứng minh tội phạm chủ yếu là trách nhiệm chính của

Hội đồng xét xử. Vì vậy, trong thực tế việc xét xử nhiều vụ án không đúng với các tình tiết, chứng cứ buộc tội; việc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, đánh giá không đúng về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội hoặc nhân thân của bị cáo nên có những vụ án oan, sai, hoặc Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra lại do những vi phạm thủ tục tố tụng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, dùng nhục hình, bức cung… Điển hình là vụ án ông Huỳnh Văn Nén ở tỉnh Bình Thuận, theo đó vào tháng 4/1998, ông Huỳnh Văn Nén bị cơ quan điều tra cho rằng đã dùng đoạn dây thừng làm hung khí giết bà Lê Thị Bông cướp nhẫn vàng và ngày 31/8/2000, ông Nén bị Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận xử sơ thẩm, tuyên phạt ông án tù chung thân. Tuy nhiên, vào cuối năm 2015 (sau hơn 17 năm bị oan), ông Huỳnh Văn Nén chính thức được minh oan, trở thành “người tù thế kỷ” và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận phải có trách nhiệm bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén hơn 10 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)