Nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng và người tham

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 94 - 96)

gia tố tụng trong tố tụng hình sự

Như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tranh tụng giữa KSV và NBC là do trình độ, năng lực của một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, KSV, NBC còn hạn chế. Vì vậy, việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp của các đội ngũ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, do đó trong thời gian tới cần quy định

cao hơn về các tiêu chuẩn chuyên môn, chính trị, đạo đức nghề nghiệp thông qua việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề. Cụ thể như: quy định về việc mở rộng nguồn bổ nhiệm thẩm phán không chỉ đối với cán bộ đang công tác trong ngành mà còn cả những người là luật gia, Luật sư nếu họ đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật; cơ cấu lại thành phần Hội đồng xét xử theo hướng tăng số lượng thẩm phán, giảm số lượng Hội thẩm nhân dân.

Đối với Viện kiểm sát và các KSV, cần sớm nghiên cứu chuyển mô hình

Viện kiểm sát nhân dân thành Viện công tố để đảm bảo cho KSV thực sự là người giữ chức năng buộc tội. Cần quan tâm đào tạo cho KSV các kỹ năng để luôn chủ động trong việc xét hỏi và thẩm tra các tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa, kết hợp với việc xét hỏi phải phân tích lập luận làm rõ sự không hợp lý trong ý kiến của NBC và bị cáo đưa ra để bảo vệ bản cáo trạng, đồng thời phải phải rèn luyện các kỹ năng luận tội, đối đáp thể hiện sự dân chủ, khách quan và tôn trọng những người tham gia tố tụng. Do đó, để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, đòi hỏi các KSV phải nắm vững, tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn và quy trình thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự… thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, rèn luyện kĩ năng thực hành quyền công tố theo hướng chuyên sâu, theo từng cấp kiểm sát (sơ thẩm, phúc thẩm), theo từng lĩnh vực giải quyết án (hình sự trị an, hình sự ma túy, kinh tế, chức vụ...), theo từng nhóm tội cụ thể; tăng cường công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, tổ chức hội thảo khoa học, tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, ngành Kiểm sát cần quan tâm đến việc tuyển chọn, bố trí những KSV có đủ năng lực, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp để thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự.

liệu làm chứng cứ của vụ án; các kỹ năng viết bản bào chữa, xét hỏi làm rõ sự vô tội, các tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ; các kỹ năng tranh luận thể hiện sự hùng biện khi thuyết phục Hội đồng xét xử bằng sự lập luận chặt chẽ, có các tài liệu chứng cứ để chứng minh cho quan điểm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)