Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi Quốc hội ban hành Bộ luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 45 - 48)

2.1. Khái quát lịch sử pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi Quốc hội ban hành Bộ luật

luật Tố tụng hình sự năm 1988

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến TTHS được ban hành, trong đó có các quy định về vấn đề xét xử và tranh tụng tại phiên tòa. Trong giai đoạn này các quy định của pháp luật đã bước đầu xác định được vị trí, chức năng của các chủ thể tham gia tranh tụng và thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự. Có thể khái quát các quy định về tranh tụng qua một số văn bản quy phạm pháp luật như:

Theo Sắc lệnh số 33c ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc lập Tòa án quân sự thì thời điểm này chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử tại phiên tòa được xác định tương đối rõ ràng, theo đó tại phiên tòa: “Ngồi xử có Chánh án và hai hội thẩm…. Đứng buộc tội là một ủy viên Quân sự hay một uỷ viên của ban Trinh sát. Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho. Một viên lục sự ngồi ghế chép

các điều tranh luận và bản án tuyên ra” (Điều 5, Sắc lệnh số 33c). Tiếp đó, Sắc

lệnh số 21 ngày 14/02/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về tổ chức các Tòa án quân sự, tại Điều 5 tiếp tục quy định cụ thể hơn về chủ thể tranh tụng, theo đó: người đứng buộc tội là “Công cáo ủy viên” do Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ làm một nghị định hoặc ủy quyền

cho Chưởng lý Toà Thượng thẩm và Chủ tịch Uỷ ban Hành chính chỉ định (ở Trung kỳ và Nam kỳ), Công cáo ủy viên có thể là người trong quân đội, Ban Trinh sát hay trong các thẩm phán chuyên môn; NBC theo sắc lệnh này có thể là Luật sư hay người khác do bị cáo nhờ bênh vực và việc ghi chép các điều tranh luận tại phiên tòa do một viên lục sự thực hiện. Tại Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về cách thức tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán, tại Điều 31 và Điều 41 liên quan đến xét xử việc đại hình và xử việc hình, thủ tục tranh tụng đã được đề cập như:

Sau khi nghe các bị can, các người chứng, cáo trạng của ông Biện lý (Chưởng lý), và sau cùng nghe lời cãi của các bị can, ông Chánh án, hai Thẩm phán (Hai Hội thẩm) và hai Phụ thẩm nhân dân lui vào phòng nghị xử để cùng xét xử (quyết nghị) về tất cả các vấn đề thuộc về tội trạng, hình phạt, trường hợp tăng tội và trường hợp giảm tội.

Cũng tại Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/04/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án quy định: "Khi cuộc thẩm vấn ở phiên toà xong rồi, ông biện lý thay mặt xã hội buộc tội bị can. Bao giờ ông biện lý cũng nói sau cùng, trước khi toà tuyên án. Toà án không bắt buộc phải xử theo yêu cầu của ông biện lý" (Điều 26).

Để đảm bảo cho việc tranh tụng, Hiến pháp năm 1946 (được Quốc hội thông qua ngày 09/11/1946) quy định: “Các phiên toà án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt. Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy

hoặc mượn luật sư” (Điều 67) và để đảm bảo quyền được bào chữa của bị

cáo, Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 của Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp tục quy định:

… trước các toà án thường và toà án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình, trừ toà án binh tại mặt trận, bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư, bào chữa cho. Nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án có thể, tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can, cử một người ra bào chữa cho bị can. Người đứng ra bênh vực không được nhận tiền thù lao của bị can hay thân nhân bị can. Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, lần đầu tiên trong bộ máy nhà nước hình thành một cơ quan có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố là Viện kiểm sát, bởi vậy, chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử được tiếp tục khẳng định rõ ràng hơn, tạo cơ sở cho việc quy định cụ thể về việc tranh tụng tại phiên tòa hình sự. Tại phiên tòa hình sự, KSV giữ quyền công tố, thực hiện việc buộc tội (Điều 67 Luật Tổ chức Viện

kiểm sát nhân dân năm 1960); Bị cáo được bảo đảm quyền bào chữa, ngoài

việc tự bào chữa, bị cáo có thể nhờ luật sư bào chữa cho mình. Bị cáo cũng có thể nhờ người công dân được đoàn thể nhân dân giới thiệu hoặc được Toà án nhân dân chấp nhận bào chữa cho mình, khi cần thiết, Toà án nhân dân chỉ định NBC cho bị cáo (Điều 7, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960).

Trên cơ sở Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, TANDTC đã ban hành Thông tư số 16/TATC ngày 27/09/1974 quy định về thủ tục tại phiên toà, theo đó hướng dẫn các hoạt động tố tụng của Tòa án tại phiên tòa như: nguyên tắc, điều kiện xét xử tại phiên tòa; việc chuẩn bị các điều kiện xét hỏi và xét hỏi tại phiên tòa; tranh luận, nghị án, tuyên án… với nguyên tắc "Tại phiên toà,

Toà án nhân dân thẩm tra toàn bộ chứng cứ, nghe tranh cãi và cuối cùng

quyết định việc xử lý vụ án".

Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Hiến pháp năm 1980 được ban hành tiếp tục quy định về quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân và bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, tạo cơ sở cho việc quy định cụ thể về tranh

Như vậy, trước khi có Bộ luật TTHS năm 1988, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật (như Sắc lệnh, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức

Viện kiểm sát nhân dân, Hiến pháp) quy định về tranh cãi, tranh luận giữa

người thực hiện chức năng buộc tội (ủy viên Quân sự, uỷ viên của ban Trinh

sát; Công cáo ủy viên; Biện lý; Chưởng lý; KSV) và NBC (luật sư, công dân

không phải là luật sư), tuy nhiên, quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đưa ra chứng cứ, yêu cầu của NBC, tranh cãi, tranh luận… còn rất ít, nhất là chưa thể hiện nguyên tắc tranh tụng trong quá trình xét xử của Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)