Tăng cường công tác giám sát đối với hoạt động xét xử của Toà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 97 - 106)

Toà án nhân dân và tăng cường quan hệ phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan, tổ chức hữu quan

Giám sát hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng là quyền, đồng thời là trách nhiệm các cơ quan dân cử, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân. Giám sát của các cơ quan dân cử, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân là cơ chế giám sát từ bên ngoài, là sự giám sát sâu rộng từ các cơ quan, tổ chức với những hình thức đa dạng đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Trong thời gian gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát huy dân chủ, tăng cường tính công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước; cùng với sự đổi mới hoạt động giám sát, sự giám sát của các Đoàn đại biểu Quốc hội và của đại biểu Quốc hội; giám sát của Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; giám sát của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; giám sát của quần chúng nhân dân và các cơ quan công luận đã có tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân nói chung, chất lượng hoạt động tranh tụng giữa KSV và NBC nói riêng. Thông qua các hình thức giám sát đa dạng như: giám sát theo chuyên đề, giám sát việc giải quyết các vụ việc cụ thể và chất vấn đối với người đứng đầu ngành tư pháp các cấp thời gian qua đã chứng tỏ hiệu quả của các hình thức này, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, tồn tại trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và kịp thời có những kiến nghị khắc phục vi phạm, góp phần bảo đảm nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án.

Bên cạnh đó, để đảm bảo nâng cao hiệu quả xét xử và hoạt động tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa, Tòa án các cấp cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng để đảm bảo tính kịp thời trong việc trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật…, nhất là trong việc thống nhất quan điểm, đường lối giải quyết vụ án đảm bảo khách quan, đúng pháp luật. Cũng chính qua sự phối hợp đó, mỗi cơ quan sẽ tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để mỗi cơ quan thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đồng thời đảm bảo tuân thủ, thực hiện nghiêm túc các chức trách, trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với việc thực hiện quyền, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan khác (như việc thực hiện các quy định về giao nhận, chuyển hồ sơ vụ án, vụ, việc về tội phạm và vi phạm pháp luật; việc gửi các văn bản tố tụng do cơ quan mình ban hành cho các cơ quan, tổ chức có quyền được nhận…). Thực tiễn tố tụng cho thấy, sự phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan hữu quan trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói riêng có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng và

hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, lãnh đạo các cơ quan tư pháp, lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp cần quán triệt cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị mình chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức hữu quan để tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa như nêu trên, có thể thấy rằng để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng giữa KSV và NBC cần bám sát các quan điểm, yêu cầu cơ bản như: phải quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về CCTP trong giai đoạn hiện nay; đảm bảo tính pháp chế; đảm bảo tính độc lập của KSV trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa và năng lực của KSV và NBC.

Trên cơ sở các quan điểm trên, một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là: Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật tạo cơ sở đảm bảo nâng cao hiệu quả tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa theo đúng tinh thần CCTP; nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong TTHS; Xây dựng cơ chế đảm bảo dân chủ, bình đẳng cho việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử và chế độ đãi ngộ phù hợp với những người tiến hành tố tụng và tăng cường công tác giám sát đối với hoạt động xét xử của Toà án nhân dân và tăng cường quan hệ phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan, tổ chức hữu quan.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng hoạt động tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự ở Việt Nam, luận văn rút ra một số kết luận sau đây:

1. Nguyên tắc tranh tụng được thể hiện trong các giai đoạn TTHS nhưng chủ yếu là tại phiên toà xét xử vụ án hình sự, bắt đầu từ khi Toà án mở phiên toà cho đến khi kết thúc phiên toà và có thể nói rằng nguyên tắc tranh tụng được thể hiện đầy đủ và tập trung nhất trong phần tranh luận, đối đáp hai chiều giữa KSV và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm vụ án hình sự.

2. Tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự là quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án qua việc trao đổi, tranh luận về những tình tiết, nội dung đang giải quyết của vụ án để khẳng định tình tiết, nội dung nào có cơ sở thuyết phục; tình tiết, nội dung nào cần bác bỏ để Hội đồng xét xử thực hiện quyền phán quyết đối với vụ án.

3. Hoạt động tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự ở nước ta từng bước được hoàn thiện qua từng giai đoạn phát triển của đất nước nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm tính công khai, dân chủ, bình đẳng trong hoạt động tranh tụng giữa bên buộc tội (KSV) và bên gỡ tội (NBC) tại phiên tòa, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TTHS cũng như đảm bảo các quyền con người, quyền công dân.

4. Để đáp ứng yêu cầu CCTP, chất lượng tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự thời gian qua đã được nâng lên; vai trò của NBC trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa được tôn trọng hơn và góp phần đảm bảo các quyền con người, quyền công dân và nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự cũng còn một số hạn chế, bất cập nhất

5. Để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng giữa KSV và NBC cần bám sát các quan điểm, yêu cầu cơ bản như: phải quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về CCTP trong giai đoạn hiện nay; đảm bảo tính pháp chế; đảm bảo tính độc lập của KSV trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa và năng lực của KSV và NBC.

6. Một số giải pháp cơ bản đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa hình sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là: tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật tạo cơ sở đảm bảo nâng cao hiệu quả tranh tụng giữa KSV và NBC tại phiên tòa theo đúng tinh thần CCTP; nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong TTHS; Xây dựng cơ chế đảm bảo dân chủ, bình đẳng cho việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa; quan tâm đầu tưcơ sở vật chất cho hoạt động xét xử và chế độ đãi ngộ phù hợp với những người tiến hành tố tụng và tăng cường công tác giám sát đối với hoạt động xét xử của Toà án nhân dân và tăng cường quan hệ phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan, tổ chức hữu quan.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Thanh Biểu (2007), Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ

Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020, Hà Nội.

4. Hoàng Thị Quỳnh Chi (2015), Bàn về tranh tụng trong tố tụng hình sự,

http://www.vksndtc.gov.vn.

5. Nguyễn Đăng Dung (2002), “Một số vấn đề về tư pháp và các mô hình tư pháp phương tây”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (10), tr.23.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khoá X, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban

Chấp hành Trung ương khoá X, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị của Ban Chấp

hành Trung ương tại Đại hội đại biểu lần XI của Đảng, Hà Nội.

10. Trần Văn Độ (2001), "Một số vấn đề về quyền công tố", Tạp chí Luật học (3). 11. Đỗ Văn Đương (2006), "Cơ quan thực hành quyền công tố trong CCTP

ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7), tr.22-24.

12. Nguyễn Duy Giảng (2008), “Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát theo yêu cầu CCTP", Tạp chí Kiểm sát, (14), tr.32-33.

13. Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

14. Phạm Văn Hòa (2012), Chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

15. Học viện Tư pháp (2006), Giáo trình Kỹ năng thực hành quyền công tố

và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

16. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2016), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và năm 2016.

17. Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2017), Báo cáo tổ chức, hoạt động năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017.

18. Liên Hợp Quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.

19. Nguyễn Thị Mai (2011), Năng lực áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của KSV Viện

kiểm sát nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ

luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

20. Thanh Nghị (2014), Cần nâng cao năng lực và kỹ năng luận tội, tranh luận

của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, http://www.tapchikiemsat.org.vn.

21. Hương Nhung (2010), “Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau”, Tạp chí Kiểm sát, (11).

22. Hoàng Phê (1991), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.

23. Lê Hồng Phong (2013), Chất lượng thực hành quyền công tố phiên tòa xét xử các vụ án hình sự của KSV Viện Kiểm sát nhân dân quận Đống

Đa, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị -

24. Nguyễn Thái Phúc (2007), "Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", Tạp chí Kiểm sát, (18).

25. Đinh Văn Quế (2004), “Vai trò của Hội đồng xét xử trong việc tranh

tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự", Tạp chí Tòa án, (1), tr. 4-8.

26. Lê Kim Quế (2003), "Một số vấn đề cần nghiên cứu thêm trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự", Tạp chí Tòa án, (10), tr. 10-11.

27. Lê Kim Quế (2004), "NBC trong giai đoạn điều tra", Tạp chí Dân chủ

và pháp luật (12), tr.45- 47.

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật Tố

tụng hình sự năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Huỳnh Sáng (2004), "Về việc thực hiện thủ tục xét hỏi kết hợp với tranh tụng tại phiên tòa", Tạp chí Tòa án, (3), tr. 4-5.

30. Trần Đại Thắng (2003), “Bàn về vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự", Tạp chí Kiểm sát, Số chuyên đề (9), tr.25-30.

31. Lê Hữu Thể (2002), "Vấn đề tranh tụng trong hoạt động tố tụng hình sự và việc thể chế hóa trong quá trình hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam", Thông tin khoa học pháp lý, (5 + 6), tr.4-5.

32. Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Dương, Nguyễn Thị Thủy (2014), Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục TTHS đáp ứng

yêu cầu CCTP, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Phan Hữu Thư (2003), "Kết hợp các yếu tố tranh tụng vào thủ tục tố tụng xét hỏi - một yêu cầu của CCTP", Đặc san Nghề luật, (5), tr.3-12. 34. Tòa án nhân dân tối cao (2014-2016), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014,

2015 và 2016.

35. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo số 03/BC-TA ngày 15/01/2015 tổng kết công tác năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2015 của các tòa án nhân dân.

36. Tòa án nhân dân tối cao (2016), Báo cáo số 03/BC-TA ngày 29/01/2016 tổng kết công tác năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2016 của các tòa án nhân dân.

37. Tòa án nhân dân tối cao (2017), Báo cáo số 03/BC-TA ngày 28/01/2017 tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017 của các tòa án nhân dân.

38. Tòa án nhân dân tối cao (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017 của các Tòa án nhân dân.

39. Trần Văn Trung (2002), “Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà hình sự”, TTKHPL, VKHKS, VKSNDTC, (5 + 6), 40. Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao (2003), „Thông tin khoa

học xét xử“, (1).

41. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Quyết định số 960/2007/QĐ- VKSTC ngày 19/9 ban hành Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.

42. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Báo cáo công tác tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.

43. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng.

44. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)