- Phương pháp 2: Can thiệp chuyển đổi hành vi gián tiếp.
4.4.5. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động:
* Các nội dung tuyên truyền vận động:
- Đại cương về máu và an toàn truyền máu.
- Sự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người. - Hiến máu theo hướng dẫn không có hại cho cơ thể. - Những tiêu chuẩn hiến máu, quy trình hiến máu.
- Phong trào hiến máu tình nguyện ở Việt Nam và trên thế giới.
- Chế độ chăm sóc, bồi dưỡng đối với người hiến máu. Những nội dung trên có thể được lựa chọn, biên soạn, chỉnh sửa cho phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng cụ thể.
* Các hình thức tuyên truyền:
viết, báo điện tử,... Cần có các chiến dịch truyền thông với quy mô lớn vào những dịp đặc biệt.
+ Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, truyền thanh (tính số lần, số buổi, thời điểm nào phát hiệu quả nhất?, lặp lại như thế nào?).
+ Viết bài đăng tải trên các phương tiện thông tin tại địa phương.
+ Tuyên truyền qua những buổi liên hoan, giao lưu, sinh hoạt văn nghệ với các nhóm; lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội.
+ Treo các băng rôn, pano, dán áp phích, phát tờ rơi,... tại những địa điểm tập trung đông đảo các đối tượng tuyên truyền đã được xác định.
- Tuyên truyền vận động trực tiếp:
+ Tuyên truyền tại địa bàn dân cư, trung tâm văn hoá; trong các buổi sinh hoạt đoàn thể, các hội nghị hội thảo, trong các lớp học, giảng đường, ký túc xá,...
+ Gửi thư mời, lời kêu gọi hiến máu nhắc lại tới người đã hiến máu an toàn.
- Vận động, động viên đối tượng tham gia hiến máu:
+ Tổ chức các buổi gặp mặt, sinh hoạt, những hoạt động tôn vinh người đã hiến máu,...
+ Mời những nhà lãnh đạo, những người có uy tín tham gia hiến máu; tổ chức những ngày hiến máu phù hợp,...
- Giáo dục về hiến máu tình nguyện:
Qua mạng lưới các trường học trên địa bàn: nội dung tuyên truyền về hiến máu nhân đạo được đưa vào các buổi sinh hoạt ngoại khoá, các cuộc thi, liên hoan tại các trường, từng bước cho các em tiếp cận và tìm hiểu những thông tin về hiến máu.