Khảo sát, xây dựng kế hoạch:

Một phần của tài liệu Cẩm nang vận động hiến máu tình nguyện potx (Trang 71 - 74)

- Phương pháp 2: Can thiệp chuyển đổi hành vi gián tiếp.

4.4.1. Khảo sát, xây dựng kế hoạch:

* Tìm hiểu tình hình chung về kinh tế, xã hội của địa phương, các đặc điểm về dân số, dân trí, đặc điểm tâm lý, xã hội . Của cộng đồng dân cư, tôn giáo, văn hoá truyền thống,... và nhận thức của người dân về hiến máu tình nguyện. Cần chú ý đến các số liệu sau đây:

Thành lập BCĐ VĐHMTN

Chăm sóc, tư vấn sức khỏe người hiến máu Khảo sát, xây dựng

kế hoạch

Xây dựng các tài liệu VĐHMTN Thành lập mạng lưới

tuyên truyền viên

Tổ chức tu yên truyền vận động: trực tiếp, gián tiếp, sinh hoạt khoa học

Tiếp nhận đăng ký và tổ chức hiến máu: điểm cố định, điểm lưu động, xe ô tô

Tổng kết đánh giá và tiến hành các hoạt động duy trì VĐHMTN

- Số người trong độ tuổi hiến máu, thời gian tổ chức hiến máu hợp lý, tình hình sức khoẻ và các tệ nạn xã hội tại địa phương.

- Nhu cầu thông tin của đối tượng và các phương tiện để chuyển tải thông tin.

- Nhu cầu máu, khả năng đáp ứng của các cơ sở truyền máu trong khu vực.

- Kết quả tuyên truyền vận động đã có: số cuộc tổ chức tuyên truyền vận động, số buổi tổ chức hiến máu, số người đã hiến máu,...

*Chỉ tiêu được giao cho tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện.

* Tìm hiểu đối tượng tuyên truyền: phân loại đối tượng dựa theo nhiều cách phân loại khác nhau.

- Dựa theo điều kiện hiến máu tình nguyện:

+ Người có khả năng hiến máu: là người nằm trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, có sức khoẻ tốt và không có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS (gồm cả người chưa hiến máu và đã hiến máu), chú ý tầng lớp thanh niên và những người đã hiến máu an toàn.

+ Người chưa đủ độ tuổi hiến máu (người hiến máu tương lai).

+ Người không có khả năng hiến máu: bao gồm những người trên 60 tuổi, người không đủ sức khoẻ, người có hành vi nguy cơ nhiễm HIV/AIDS.

- Dựa theo kênh truyền tải thông tin: có thể phân loại theo nhiều hình thức khác nhau như:

+ Thành viên, hội viên, nhân viên của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể.

+ Theo tôn giáo, dòng họ.

+ Theo địa bàn dân cư, theo trình độ văn hoá, nghề nghiệp. - Dựa theo thời điểm tiếp nhận thông tin phù hợp, thời gian có thể tham gia hiến máu tình nguyện.

- Dựa theo giai đoạn của quá trình thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng vận động hiến máu tình nguyện.

Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu về các đối tượng sẽ xác định nhóm đối tượng mục tiêu: là thanh niên, học sinh - sinh viên, cán bộ công nhân viên,... là đối tượng sẽ được tập trung chú trọng trong tuyên truyền vận động.

* Xây dựng kế hoạch: Trên cơ sở kết quả khảo sát để đề ra các chỉ tiêu, xây dựng các phương pháp tuyên truyền vận động hiến máu phù hợp với từng đối tượng.

- Xác định những lực lượng xã hội tham gia vận động tuyên truyền : là những tập thể, cá nhân có vai trò quan trọng, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia các hoạt động tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện.

+ Những tập thể: các cơ quan, các tổ chức xã hội, các đoàn thể, trường học, các doanh nghiệp,...

+ Những cá nhân: các nhà lãnh đạo cộng đồng, những tình

Một phần của tài liệu Cẩm nang vận động hiến máu tình nguyện potx (Trang 71 - 74)