Các hình thức vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện

Một phần của tài liệu Cẩm nang vận động hiến máu tình nguyện potx (Trang 68 - 70)

- Phương pháp 2: Can thiệp chuyển đổi hành vi gián tiếp.

4.3. Các hình thức vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện

tin hiệu quả nhất khi gửi đến đối tượng vận động hiến máu tình nguyện.

4.3. Các hình thức vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện nguyện

Có nhiều hình thức vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện khác tùy theo cách phân loại. Sau đây là một số cách phân loại thường được sử dụng:

* Dựa theo cách tiếp cận với đối tượng: chia thành 3 hình thức

- Vận động tuyên truyền trực tiếp: là hình thức vận động tuyên truyền mà tuyên truyền viên trực tiếp tiếp xúc với đối tượng.

+ Ưu điểm: do tiếp xúc trực tiếp nên lựa chọn thông tin phù hợp, có thể giải đáp kịp thời những băn khoăn thắc mắc của đối tượng. Ưu thế đặc biệt của hình thức này là can thiệp chuyển đổi hành vi trực tiếp hoặc giải quyết khủng hoảng.

+ Nhược điểm: phụ thuộc nhiều vào năng lực của tuyên truyền viên, tốn kém nhân lực và thời gian, chi phí cao.

- Vận động tuyên truyền gián tiếp: là hình thức vận động tuyên truyền mà tuyên truyền viên tiếp xúc gián tiếp với đối tượng qua các phương tiện truyền thông như báo chí, internet, băng rôn, tài liệu,...

+ Ưu điểm: đối tượng rộng rãi, chi phí thấp, không đòi hỏi phải có đội ngũ tuyên truyền viên đông đảo. Ưu thế nổi trội của hình thức này là nâng cao nhận thức và chuyển đổi thái độ của đối tượng.

+ Nhược điểm: khó phân loại được đối tượng, không giải đáp kịp thời những băn khoăn thắc mắc của đối tượng.

- Sinh hoạt khoa học: là hình thức tuyên truyền viên chia sẻ, trao đổi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong vận động hiến máu tình nguyện. Hình thức này tuy không tiếp xúc với đối tượng nhưng nó không thể thiếu vì qua đó nó làm nâng cao hiệu quả họat động của tuyên truyền viên.

* Dựa theo cường độ truyền tải thông tin: chia thành 2 hình thức

- Chiến dịch truyền thông về hiến máu tình nguyện: là hình thức sử dụng tối đa các kênh thông tin với cường độ chuyển tải cao nhất các thông điệp tới đối tượng.

+ Ưu điểm: làm thay đổi được nhận thức, thái độ và hành vi của đông đảo người dân do vậy thường được áp dụng đối với các cơ quan, trường học, địa phương khi tổ chức điểm hiến máu lưu động.

+ Nhược điểm: tốn kém về nhân lực và tài chính, phải xây dựng kế hoạch trước đó nhiều ngày với sự chỉ đạo quyết liệt của các nhà lãnh đạo cộng đồng.

- Truyền thông duy trì về hiến máu tình nguyện: là hình thức hoạt động thường xuyên của tuyên truyền viên và các cơ quan truyền thông về vận động tuyên truyền hiến máu

+ Ưu điểm: tác động tới đối tượng một cách sâu sắc theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” nên có ưu thế nổi trội trong việc duy trì các điểm hiến máu cố định.

+ Nhược điểm: khó chuyển đổi thái độ của một bộ phận người dân đang ở “giai đoạn thờ ơ”, phải có đội ngũ tuyên truyền viên thường xuyên họat động.

* Dựa theo lần hiến máu của đối tượng: chia thành nhiều hình thức

- Vận động hiến máu lần đầu và vận động hiến máu nhắc lại.

- Vận động người hiến máu tương lai, người hiến máu nhóm máu hiếm.

* Dựa theo nghề nghiệp của đối tượng: chia thành nhiều hình thức như vận động hiến máu trong sinh viên - học sinh, cán bộ công nhân viên, nông dân, lực lượng vũ trang,...

* Dựa theo mục tiêu chủ yếu về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng: chia thành 3 hình thức là vận động tuyên truyền để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, thay đổi thái độ.

Một phần của tài liệu Cẩm nang vận động hiến máu tình nguyện potx (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)