Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức tuyên truyền vận động hiến máu

Một phần của tài liệu Cẩm nang vận động hiến máu tình nguyện potx (Trang 64 - 66)

- Phương pháp 2: Can thiệp chuyển đổi hành vi gián tiếp.

4.1. Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức tuyên truyền vận động hiến máu

Tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện là quá trình chia sẻ thông tin, tình cảm và can thiệp chuyển đổi hành vi nhằm tạo dựng được nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn và hành vi phù hợp của mọi người dân về hiến máu tình nguyện. Để các hoạt động này đạt hiệu quả cao, công tác tổ chức tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện cần đảm bảo tốt các yêu cầu sau:

* Đảm bảo tính đại chúng:

- Thông tin về hiến máu cần phải đến được với mọi người dân và đối tượng tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện là tất cả mọi người. Dù là nhà lãnh đạo cộng đồng, những người có thể hiến máu hiện tại và tương lai, hay cả những người không đủ các tiêu chuẩn hiến máu như người già, người có bệnh, tật,... đều có những vai trò rất lớn trong việc phát triển phong trào hiến máu tình nguyện.

- Thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều cơ quan, tổ chức xã hội và các cá nhân tham gia vào công tác vận động hiến máu tình nguyện. Tạo được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhằm huy động được sức mạnh tập thể và tạo được sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với tất cả các tầng lớp nhân dân cả về nhân lực và tài chính.

- Mở rộng được đối tượng tham gia hiến máu tình nguyện là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang, nông dân,...

* Đảm bảo tính khoa học:

- Các nội dung thông tin để tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện phải có cơ sở khoa học đã được xác định.

- Xây dựng và triển khai các chương trình hành động về hiến máu tình nguyện phải dựa trên những cơ sở khoa học về xã hội học, tâm lý học, truyền máu, quan hệ công chúng,...

* Đảm bảo tính trực quan:

- Thông tin tuyên truyền vận động phải dễ hiểu, dễ nhớ. - Hình thức tuyên truyền vận động phải đa dạng, hấp dẫn và dễ gây ấn tượng.

* Đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn:

- Nội dung, hình thức chuyển tải thông tin phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Tránh sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn sâu về y tế.

- Các hoạt động tuyên truyền vận động phải phù hợp với các phong tục, tập quán của người dân, với năng lực tổ chức và khả năng tài chính của địa phương.

- Tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện phải gắn chặt với việc sử dụng máu để điều trị cho người bệnh. Thời gian, địa điểm tổ chức ngày hiến máu phải thuận lợi cho người hiến máu tình nguyện.

* Đảm bảo tính bền vững:

- Tổ chức vận động tuyên truyền phải đi đôi với việc quản lý, kiểm soát được dư luận xã hội và quá trình thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng.

- Quản trị khủng

hoảng hiệu quả, xử lý kịp thời các nguy cơ khủng hoảng.

- Chú trọng công tác chăm sóc người hiến máu để họ tiếp tục hiến máu nhắc lại và vận động mọi người cùng tham gia hiến máu.

Một phần của tài liệu Cẩm nang vận động hiến máu tình nguyện potx (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)