vinh được nghĩa cử cao đẹp của hiến máu tình nguyện, loại bỏ được mọi sự mua bán trong việc hiến máu, đưa giá trị của hiến máu cứu người lên mức không thể đo đếm bằng một số tiền cụ thể (mà nếu có thì cũng không lớn vì nếu lớn thì bệnh nhân sẽ không có tiền để chi trả). Hành động hiến máu tình nguyện được tôn vinh sẽ thể hiện được ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của hiến máu cứu người sẽ thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo người dân.
+ Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam đã chứng minh: chỉ khi hiến máu tình nguyện không lấy tiền mới thu hút được đông đảo người dân tham gia hiến máu, loại bỏ “cảm giác bị xúc phạm” khi các cơ sở truyền máu trao tiền bồi dưỡng sau khi hiến máu tình nguyện như đã từng xẩy ra một cách phổ biến ở người hiến máu tình nguyện trước đây.
2.7. Chương trình phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện nguyện
* Mục tiêu của Chương trình phát triển nguồn người hiến máu:
- M ụ c t i ê u chung: có đủ nguồn người hiến máu tình nguyện có chất lượng, an toàn đáp ứng với nhu cầu cấp cứu, điều trị và dự phòng thảm họa.
- Mục tiêu cụ
+ Số người được thay đổi nhận thức, thái độ về hiến máu tình nguyện.
+ Số lượng người hiến máu, số lượng máu thu gom được trong từng ngày, trong mỗi tuần, mỗi tháng và cả năm.
+ Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện lần đầu, nhắc lại, tỷ lệ người bị loại, tỷ lệ máu hủy do nhiễm bệnh từ người cho máu.
+ Tỷ lệ đáp ứng với nhu cầu máu trong cấp cứu, điều trị, tai nạn thảm họa cần truyền máu với số lượng lớn, cần nhóm máu hiếm, trong những thời điểm đặc biệt có ít người hiến máu.
- Các yêu cầu kèm theo:
+ Số lượng các tập thể tham gia hiến máu lần đầu và nhắc lại.
+ Số lượng, tỷ lệ các nhóm công chúng hài lòng với dịch vụ của tổ chức và cam kết duy trì việc tổ chức hiến máu trong thời gian tiếp theo.
+ Giảm dần giá thành của mỗi đơn vị máu thu gom được.
* Nội dung của Chương trình phát triển nguồn người hiến máu:
1. Xây dựng, củng cố hệ thống Ban chỉ đạo vận động hiến máu nhân đạo, mạng lưới tuyên truyền viên các cấp từ trung ương tới cơ sở: có chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, có kế hoạch hoạt động thường xuyên, có chỉ tiêu và lịch tổ chức hiến máu chi tiết,...
2. Xây dựng các văn bản pháp lý về phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện của địa phương theo nguyên tắc: càng cụ thể chi tiết càng tốt và lãnh đạo chính quyền địa phương ký văn bản giao chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị.
Cần đảm bảo các văn bản này luôn có người theo dõi, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện.
3. Tổ chức các chương trình giáo dục, truyền thông, quảng cáo về hiến máu tình nguyện: xác định rõ các đối tượng, mục tiêu, thông điệp, các kênh thông tin để chuyển tải thông điệp, các tài liệu truyền thông và các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông.
4. Xây dựng Chương trình quan hệ công chúng (PR) phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện: xác định đối tượng công chúng rõ ràng, xây dựng mục tiêu cụ thể, xây dựng thông điệp, lựa chọn kênh thông tin phù hợp và có các chỉ tiêu để giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình PR.
5. Tổ chức các điểm hiến máu tại cộng đồng: điểm cố định, lưu động, xe ô tô chuyên dụng đảm bảo an toàn truyền máu và thuận lợi cho người hiến máu.
Các hoạt động trên được tổ chức thành các chiến dịch truyền thông và truyền thông duy trì trong đó Chương trình quan hệ công chúng được lựa chọn như một biện pháp quan trọng.
* Các vấn đề cần lưu ý:
- Có dự kiến lịch tổ chức các điểm hiến máu cho cả năm, từng quý, từng tháng và mỗi tuần với sự cam kết của các nhà lãnh đạo cộng đồng và của người hiến máu.
- Có các phương án khả thi nhằm giải quyết các thời điểm đặc biệt như dịp hè, dịp Tết, khi có thảm họa,...
- Cần đảm bảo các khủng hoảng đã được dự phòng và giải quyết triệt để.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hiến máu tại TP. Hồ Chí Minh
Chương 3.
Can thiệp chuyển đổi hành vi trong vận