thái độ đúng đắn nhưng vẫn tham gia hiến máu
* Không thực hiện đúng theo hướng dẫn khi tham gia hiến máu tình nguyện nên có thể có hại đến sức khỏe.
- Người hiến máu thường có suy nghĩ là sức
cảm thấy họ hoàn toàn khoẻ mạnh. Điều này không phải lúc nào cũng đúng vì có nhiều loại bệnh có những giai đoạn người bệnh vẫn cảm thấy mình khoẻ mạnh, bệnh chỉ được phát hiện khi họ được bác sỹ khám và xét nghiệm. Ngược lại, có những hiện tượng bình thường xẩy ra ở những người khoẻ mạnh thì họ lại cho rằng sức khoẻ của mình không tốt. Ví dụ: bình thường khi thay đổi tư thế đột ngột gây nên hiện tượng hoa mắt, chóng mặt thì đối tượng lại cho rằng như vậy là mình bị thiếu máu. Những quan niệm như vậy có thể làm cho đối tượng không kể hết tiền sử bệnh tật của bản thân với bác sỹ khi hiến máu hoặc tự kết luận là mình không đủ điều kiện nên không tham gia hiến máu.
- Khi đã hiến máu ít nhất một lần hoặc nhìn thấy những người xung quanh hiến máu, người hiến máu cho rằng việc hiến máu là hoàn toàn không có hại tới sức khoẻ nên họ không thực hiện theo các hướng dẫn khi hiến máu. Ví dụ: khi hiến một đơn vị máu, người hiến máu thấy hoàn toàn bình thường nên lại đăng ký và hiến luôn trong ngày đó một đơn vị máu nữa.
* Hiến máu không phải lúc nào cũng là hành động nhân ái cao đẹp.
Hiến máu chỉ là hành động nhân ái cao đẹp khi bản thân phải thực sự khoẻ mạnh, không có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Nếu biết mình có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS nhưng cố ý che giấu để được hiến máu dẫn đến lây bệnh cho người nhận máu thì khó có thể nói đó là hành động nhân đạo.
Khi đối tượng chưa có nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn về hiến máu tình nguyện thì họ có thể cố ý cho máu khi chưa đủ điều kiện. Ví dụ: do không hiểu biết về “giai đoạn cửa sổ” của nhiễm HIV/AIDS nên đối tượng cho rằng nếu mình có bị nhiễm bệnh thì Trung tâm truyền máu sẽ xét nghiệm và loại bỏ đơn vị máu của mình, không truyền cho người bệnh.
* Những yếu tố cản trở tính tình nguyện khi hiến máu . - Với những suy nghĩ hiến máu để nhận tiền bồi dưỡng, hiến máu vì cho rằng mình cần gương mẫu, hiến máu để mọi người nghĩ rằng mình hoàn toàn khoẻ mạnh, hiến máu để không làm phật ý tuyên truyền viên,... đã làm cho đối tượng coi nhẹ các điều kiện để tham gia hiến máu và họ có thể hiến máu khi không đủ điều kiện.
- Quan niệm về quan hệ tình dục là chuyện thầm kín của bản thân làm cho đối tượng e ngại không trao đổi với bác sỹ. Điều này lại càng dễ xẩy ra khi các điểm tổ chức hiến máu thiếu kín đáo, nguyên tắc bí mật về tình hình sức khoẻ của đối tượng chưa được tôn trọng.
- Việc chạy đua theo thành tích về số lượng người hiến máu của các tuyên truyền viên và cán bộ y tế có thể sẽ làm tăng số người không đủ điều kiện nhưng vẫn tham gia hiến máu tình nguyện.
3.6. Các phương pháp can thiệp chuyển đổi hành vi trong vận động hiến máu tình nguyện