Về hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 92 - 102)

3.1. Một số bất cập trong pháp luật về tổ chức và hoạt động của

3.1.2. Về hoạt động

- Về thẩm quyền ra quyết định thi hành án

Tại điểm i khoản 2 Điều 35 Luật thi hành án dân sự quy định: Cục thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật thi hành án dân sự mà có đƣơng sự hoặc tài sản ở nƣớc

ngoài hoặc cần phải ủy thác tƣ pháp về thi hành án. Quy định nhƣ trên chƣa phân định rõ thẩm quyền ra quyết định thi hành án khoản chủ động đối với trƣờng hợp bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm cấp huyện xét xử các vụ việc liên quan đến Công ty của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam hoặc ngƣời Việt Nam đang cƣ trú tại nƣớc ngoài.

- Về thời hạn xác minh: tại khoản 1 Điều 44 Luật THADS SDDBS 2014 quy định, Chấp hành viên tiến hành xác minh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà ngƣời phải thi hành án không tự nguyện thi hành; trƣờng hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay. Việc quy định nhƣ trên gây bất lợi cho Chấp hành viên trong trƣờng hợp cùng một lúc nhận nhiều hồ sơ thi hành án hoặc hồ sơ thi hành án có nhiều ngƣời phải thi hành án hoặc địa điểm xác minh cách xa trụ sở làm việc.

- Về xác định việc chưa có điều kiện thi hành án

Xác định việc chƣa có điều kiện thi hành án theo quy định tại Điều 44a Luật thi hành án dân sự còn chung chung, chƣa phân tách đƣợc những phần có điều kiện thi hành và phần chƣa có điều kiện thi hành, phản ánh chƣa đúng thực chất điều kiện thi hành án của đƣơng sự (Ví dụ: Số tiền phải thi hành án rất lớn khoảng 100 tỷ, ngƣời phải thi hành án chỉ có tài sản duy nhất và đang đƣợc xử lý để thi hành án với giá trị khoảng 10 tỷ. Theo quy định hiện hành thì vụ việc có giá trị phải thi hành là 100 tỷ đƣợc xếp vào diện có điều kiện thi hành nhƣng trên thực tế chỉ có điều kiện thi hành khoảng 10 tỷ. Nhƣ vậy, việc xếp cả số tiền khoảng 90 tỷ thuộc diện có điều kiện thi hành là chƣa phù hợp vì bản chất số tiền 90 tỷ là thuộc diện chƣa có điều kiện và cần phải đƣa vào diện chƣa có điều kiện thi hành). Ngoài ra, nhiều trƣờng hợp thuộc diện chƣa có điều kiện thi hành nhƣng Luật chƣa quy định để xác định việc chƣa có điều kiện thi hành án (Ví dụ: ngƣời phải thi hành án là ngƣời nƣớc ngoài nhƣng địa

chỉ không rõ ràng nên không thể thực hiện việc yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự trong thi hành án theo quy định tại Điều 181 của Luật thi hành án dân sự; tài sản đảm bảo là động sản bản án tuyên xử lý để thi hành án nhƣng qua xác minh tài sản không còn hoặc không xác định đƣợc tài sản ở đâu....).

- Về ủy thác thi hành án dân sự

Ủy thác thi hành án dân sự đƣợc quy định tại Điều 55, 56, 57 của Luật thi hành án dân sự và Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định trên để thực hiện việc ủy thác thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự gặp một số khó khăn, vƣớng mắc nhất định, đặc biệt là đối với các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, án tín dụng ngân hàng. Đặc điểm của các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng là có số tiền phải thi hành án lớn, số lƣợng tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án nhiều và nằm rải rác ở nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc. Nếu áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý xong các tài sản kê biên có tại địa bàn rồi mới đƣợc phép ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản kê biên khác để tiếp tục xử lý. Trong khi đó, các tài sản kê biên có tại địa bàn chƣa thể xử lý ngay đƣợc vì nhiều lý do khác nhau nhƣ hiện trạng pháp lý chƣa rõ ràng, chƣa xác định đƣợc ranh giới trên thực địa, có sự chênh lệch về diện tích đo đạc thực tế với diện tích trong quyết định kê biên hoặc giấy chứng nhận, bán đấu giá nhiều lần nhƣng không có ngƣời mua, đƣơng sự liên tục có khiếu nại, tố cáo nên quá trình tổ chức thi hành án bị đình trệ, ... Do vậy, các tài sản kê biên tại địa phƣơng khác phải chờ một khoảng thời gian dài để đƣợc xử lý, dễ dẫn đến tình trạng hƣ hỏng, xuống cấp, giảm giá trị, bị lấn chiếm, sử dụng trái phép, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của các bên liên quan, gây khó khăn cho quá trình tổ chức thi hành án sau này, dễ nảy sinh khiếu nại, tố cáo của đƣơng sự và làm chậm quá trình thu hồi tiền, tài sản thi hành án.

Mặc dù Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 62 đã cho phép cơ quan thi hành án dân sự đƣợc ủy thác việc xử lý các tài sản kê biên ở nơi khác với điều kiện tài sản đó đƣợc bảo đảm cho một nghĩa vụ cụ thể. Tuy nhiên, nhiều cơ quan thi hành án dân sự cho rằng Nghị định là văn bản dƣới luật, vì vậy không nhận ủy thác thi hành án để xử lý tài sản bảo đảm khi cơ quan thi hành án dân sự ủy thác chƣa xử lý xong tài sản bảo đảm (tức là, chỉ đƣợc áp dụng Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 62 khi đã xử lý xong các tài sản kê biên có trên địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật thi hành án dân sự; nếu chƣa xử lý xong các tài sản kê biên có trên địa bàn thì không đƣợc áp dụng quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 62).

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều vụ án vụ án kinh tế, tham nhũng điển hình có khó khăn, vƣớng mắc liên quan đến ủy thác thi hành án dân sự, mặc dù Bộ Tƣ pháp đã tích cực phối hợp thống nhất quan điểm với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Ban Nội chính Trung ƣơng để giải quyết theo hƣớng cho phép cơ quan thi hành án dân sự đƣợc ủy thác đến nơi có tài sản để xử lý mà không cần chờ kết quả xử lý tài sản có tại địa bàn. Tuy nhiên, liên ngành Trung ƣơng thống nhất đây chỉ là phƣơng án áp dụng cho từng vụ việc cụ thể mà không áp dụng chung toàn quốc, do đó khi có khó khăn, vƣớng mắc của từng vụ việc cụ thể thì Bộ Tƣ pháp phải tổ chức họp, xin ý kiến các cơ quan có liên quan để giải quyết nên quá trình tổ chức thi hành án các vụ việc khác có nội dung tƣơng tự có thể sẽ kéo dài khi phải chờ ý kiến của liên ngành tại Trung ƣơng mới đƣợc ủy thác để xử lý tài sản. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu để sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật THADS để kịp thời giải quyết vƣớng mắc này.

Bên cạnh đó, trƣờng hợp thi hành án cấp dƣỡng theo định kỳ thì hiện nay Luật thi hành án dân sự chƣa quy định vấn đề thẩm quyền ra quyết định thi hành án đối với nghĩa vụ cấp dƣỡng của kỳ tiếp theo trong trƣờng hợp ủy

thác thi hành án và ngƣời đƣợc thi hành án có yêu cầu thi hành án. Với các quy định của Luật thi hành án dân sự hiện nay thì có thể hiểu là đối với án cấp dƣỡng theo định kỳ, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án ban đầu có thẩm quyền ra quyết định thi hành án đối với nghĩa vụ cấp dƣỡng của kỳ tiếp theo. Điều này gây khó khăn cho ngƣời đƣợc thi hành án trong quá trình yêu cầu thi hành án cũng nhƣ cho chính các cơ quan thi hành án ra quyết định ban đầu khi phải thực hiện lại các quy trình thụ lý, xác minh và ủy thác.

+ Về tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên, tại khoản 1Điều Luật THADS SĐBS 2014 quy định, trƣờng hợp diện tích đất đã kê biên đang do ngƣời phải thi hành án quản lý, khai thác, sử dụng thì Chấp hành viên tạm giao diện tích đất đã kê biên cho ngƣời đó. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án thay đổi hiện trạng, làm giảm giá trị tài sản thi hành án hoặc ngƣời phải thi hành án không hợp tác trong việc bàn giao quyền sử dụng đất khi quyền sử dụng đất đã kê biên, bán đấu giá thành cho ngƣời mua trúng đấu giá. Điều này dẫn đến việc cơ quan thi hành án phải tiến hành cƣỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất, gây phát sinh chi phí, rủi ro pháp lý và nguy cơ mất ổn định an ninh trật tự.

- Về thứ tự thanh toán tiền thi hành án

Điểm b khoản 2 Điều 47 Luật THADS quy định:

2. Trƣờng hợp có nhiều ngƣời đƣợc thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án đƣợc thực hiện nhƣ sau:…b) Số tiền thi hành án thu theo quyết định cƣỡng chế thi hành án đƣợc thanh toán cho những ngƣời đƣợc thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cƣỡng chế đó; số tiền còn lại đƣợc thanh toán cho những ngƣời đƣợc thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.

Khoản 1 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định:

1. Trƣờng hợp thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 47 Luật THADS thì Chấp hành viên xác định số tiền đƣợc thanh toán của những ngƣời đƣợc thi hành án đã yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cƣỡng chế thi hành án. Trƣờng hợp bản án, quyết định đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành xác định nhiều ngƣời đƣợc thi hành án nhƣng chỉ một hoặc một số ngƣời yêu cầu thi hành án mà tài sản của ngƣời phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định thì cơ quan thi hành án dân sự thanh toán cho ngƣời đã yêu cầu thi hành án theo tỉ lệ mà họ đƣợc nhận, số tiền còn lại gửi vào ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá 01 tháng cho những ngƣời đƣợc thi hành án chƣa yêu cầu về quyền yêu cầu thi hành án, trừ trƣờng hợp đã hết thời hiệu.

Hết thời hạn thông báo mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận đƣợc yêu cầu thi hành án thì số tiền đã gửi và tiền lãi đƣợc thanh toán tiếp cho những ngƣời đã có yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm hết thời hạn thông báo; số tiền còn lại, nếu có, đƣợc thanh toán cho những ngƣời đƣợc thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán hoặc trả lại cho ngƣời phải thi hành án.

Khoản 2 Điều 6 Thông tƣ liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC ngày 01/8/2016 quy định:

2. Trƣờng hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 Luật THADS và khoản 1 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và

hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS thì cơ quan thi hành án dân sự xác định rõ những bản án, quyết định đang trực tiếp tổ chức thi hành có trƣớc thời điểm có quyết định cƣỡng chế thi hành án mà có nhiều ngƣời đƣợc thi hành án để xác định ngƣời đã yêu cầu thi hành án, ngƣời chƣa yêu cầu thi hành án; số tiền đƣợc thanh toán của ngƣời đã yêu cầu thi hành án và của ngƣời chƣa yêu cầu thi hành án theo các bản án, quyết định đó.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc tiền, cơ quan thi hành án dân sự chi trả cho ngƣời đã yêu cầu thi hành án số tiền theo tỷ lệ mà họ đƣợc nhận, đồng thời thông báo cho những ngƣời đƣợc thi hành án chƣa yêu cầu thi hành bản án, quyết định đó về quyền yêu cầu thi hành án. Việc thông báo đƣợc thực hiện theo địa chỉ có tại bản án, quyết định qua dịch vụ bƣu chính bằng thƣ bảo đảm. Trong thời hạn đã ấn định mà tiếp tục nhận đƣợc yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo quy định và chi trả cho họ số tiền đã gửi, tiền lãi theo tỷ lệ đã đƣợc xác định, số tiền của những ngƣời không yêu cầu thi hành án còn lại đƣợc thanh toán tiếp cho những ngƣời đã có yêu cầu thi hành bản án, quyết định đó tính đến thời điểm hết thời hạn thông báo. Số tiền còn lại đƣợc thanh toán cho những ngƣời đƣợc thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.

Khi áp dụng các quy định trên, cơ quan thi hành án dân sự gặp nhiều khó khăn, vì có nhiều cách hiểu khác nhau: Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó, vậy “ngƣời đƣợc thi hành án” ở đây đƣợc hiểu là ngƣời đƣợc thi hành án đã có yêu cầu thi hành án hay bao gồm cả những ngƣời chƣa có yêu cầu thi hành án? Của bản án, quyết định

do cùng một cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành hay cả những bản án, quyết định của các cơ quan thi hành án khác thi hành? Việc thông báo cho những ngƣời đƣợc thi hành án chƣa yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định số 62/NĐ-CP đƣợc hiểu là thông báo cho những ngƣời đƣợc thi hành án giới hạn trong một bản án, quyết định đã có quyết định thi hành án (kể cả chỉ mới ra quyết định chủ động thi hành án) hay phải thực hiện việc thông báo cho tất cả những ngƣời đƣợc thi hành án trong những bản án, quyết định mà cơ quan THADS đó đang trực tiếp tổ chức thi hành?

- Về đình chỉ thi hành án

Khi có căn cứ tại điểm c, khoản 1 Điều 50 Luật (Đƣơng sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc ngƣời đƣợc thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành) thì cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ thi hành án. Tuy nhiên, điều luật chƣa quy định việc ngƣời đƣợc thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án trở lại khi đã ra quyết định đình chỉ trong trƣờng hợp này (chỉ mới thể hiện trong biểu mẫu của quyết định đình chỉ thi hành án quy định tại Thông tƣ 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 hƣớng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong THADS). Mặt khác, Luật cũng chƣa giải quyết trƣờng hợp đình chỉ thi hành án để đƣơng sự yêu cầu thi hành án tại Văn phòng Thừa phát lại mà sau đó lại yêu cầu thi hành án tại cơ quan THADS.

- Về phân chia, xử lý tài sản chung

Theo khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án dân sự quy định:

1. Trƣờng hợp chƣa xác định đƣợc phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của ngƣời phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho ngƣời phải thi hành án và những ngƣời có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản

chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc thông báo mà các bên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 92 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)